Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Phương pháp giảm nồng độ axit uric cho bệnh nhân gut

Bệnh thống phong đang là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Không chỉ những người mắc bệnh mà tất cả mọi người ai cũng có thể quan tâm tìm hiểu về căn bệnh này. Các bạn cũng đã đọc và tìm hiểu về định nghĩa, nguyên nhân, điều trị... mà tôi đã giới thiệu qua ở bài viết trước. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về một phương pháp để giảm nồng độ axit uric trong máu. Việc áp dụng các biện pháp giảm nồng độ axit uric trong máu sẽ giúp bệnh nhân gút ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Một trong những biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng là dùng kết hợp Đông - Tây y trong quá trình điều trị bệnh.

Ở bệnh nhân gút, khi lượng axit uric trong cơ thể tăng cao và xuất hiện ở màng hoạt dịch khớp, gây nên phản ứng viêm cấp tính, dẫn đến sưng đỏ, nóng và đau nhức khớp dữ dội, thậm chí làm giảm chức năng đệm đỡ của khớp, gây biến dạng khớp, tổn thương thận,…

Để kiểm soát tang axit uric mau và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp giúp giảm nồng độ axit uric trong máu như: uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm giàu purin (phủ tạng động vật, thịt, cá, nấm, tôm, cua,...); cai rượu bia, không hút thuốc lá, giảm liều dùng các thuốc làm tăng nồng độ axit uric trong máu (thuốc lợi tiểu, thuốc diệt tế bào để điều trị u ác tính,...). 
Bệnh gut
Trong quá trình điều trị benh gut, để đạt được đồng thời hai mục tiêu: vừa giảm nhanh triệu chứng đau, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường, đồng thời điều trị căn nguyên bệnh, tránh tái phát cơn gút, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn phương pháp dùng thuốc Tây y để giảm đau, cắt cơn gút cấp trước, dùng sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa tái phát, hạ axit uric máu, dẫn đầu trong số đó là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong.

 
Hoàng Thống Phong
Để giảm nồng độ axit uric trong máu, bệnh nhân gút nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời kết hợp chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và uống nhiều nước. Thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong có thành phần chính là trạch tả giúp tăng cường đào thải axit uric kết hợp cùng nhiều dược liệu như: ba kích, thổ phục linh, hoàng bá,… Đây là sản phẩm dẫn đầu cho dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp tăng cường chức năng gan, thận, hỗ trợ đào thải axit uric, giảm sưng đau khớp, ngăn chặn tái phát bệnh gút mà không gây tác dụng phụ, kể cả khi dùng lâu dài. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và cho nhiều kết quả tốt trên bệnh nhân gút. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên dùng Hoàng Thống Phong 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên trước bữa ăn 30 phút, uống liên tục theo từng đợt từ 3- 6 tháng.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Một số bệnh ngoài da thường gặp

1. Bệnh Bạch Biến 
Bạch biến là một loại bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hư khiến làn da mất đi sắc tố melamin do đó làm da biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng và có khi ảnh hưởng tới những vùng như lông, tóc. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Hiện nay, nguyên nhân của bệnh bạch biến vẫn còn là vấn đề mở tuy nhiên có những yếu tố tăng tỉ lệ mắc phải bệnh bạch biến như: tiếp xúc với các chất như phenol, thiol, do căng thẳng, một số bệnh khác dẫn đến bạch biến như bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường, thiếu máu ác tính...Hiện nay, cũng chưa có loại thuốc nào chữa khỏi được bệnh này.

Bệnh bạch biến 
2. Lupus Ban Đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể. Cũng như trong các bệnh tự miễn khác, hệ miễn dịch tấn công các tế bào và mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô.
Lupus ban đỏ gây nguy hiểm nhiều nhất cho tim, các khớp, da, phổi, các mạch máu, gan, thận, và hệ thần kinh. Quá trình phát triển bệnh rất khó đoán trước, có những giai đoạn bị ốm xen kẽ với những giai đoạn phục hồi. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn gấp 9 lần ở đàn ông, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50, và phổ biến hơn ở những người không có nguồn gốc châu Âu.

Bệnh lupus ban đỏ

Một số bệnh phụ nữ cần lưu ý để phòng tránh

1. U Xơ Tử Cung
U xơ tử cung là những khối u lành tính ở tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong mọi độ tuổi hoạt động tình dục. U xơ tử cung còn được gọi là u xơ và cơ tử cung vì cấu tạo từ tổ chức liên kết và cơ trơn của tử cung. 
Phụ nữ thường bị u xơ tử cung trong khoảng từ 30 đến 45 tuổi. Sau thời kì mãn kinh, rất hiếm bị u xơ tử cung. Sau tuổi mãn kinh, u xơ tử cung thường teo đi, nhưng nếu u to lên, có khả năng u xơ tử cung bị ung thư hóa. 
U xơ tử cung và những điều chị em cần biết để phòng tránh 1
Hình ảnh minh họa cho vị trí của u xơ tử cung

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây u xơ tử cung vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới chuyên môn nhận thấy rằng nội tiết tố oestrogen có tác động rõ ràng lên nhân xơ. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây u xơ tử cung: yếu tố di truyền, béo phì, những phụ nữ béo phì thường có nguy cơ bị u xơ tử cung cao hơn, có thể mắc nếu có kinh sớm(trước 12 tuổi), người cường oestrogen, thường kết hợp với bệnh nhân tiểu đường, u sợi tuyến vú...
Cách phòng ngừa:
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng với nhiều rau tươi, trái cây, giàu protein, ít chất béo, uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ ngày
- Tập thể dục đều đặn
- Điều chỉnh nội tiết tố
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là điều rất quan trọng. Cảm xúc không ổn định, trầm cảm, tức giận, hay suy nghĩ, … dễ dẫn đến suy gan, khí huyết trì trệ tạo gây u xơ tử cung.
- Tránh phá thai nhiều lần. Phá thai gây mất nhiều máu, khí huyết hao tổn, rối loạn chức năng phủ tạng dễ dẫn đến u xơ tử cung.
2. U Nang Buồng Trứng
U nang buồng trứng là hiện tượng trên buồng trứng có tồn tại một khối u phát triển bất thường. Khối này có thể là tổ chức mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. U nang buồng trứng là lành tính nhưng nếu chuyển sang ác tính thì tiến triển rất nhanh có thể dẫn đến ung thư buồng trứng.

u nang buong trung tiep U nang buồng trứng là gì? Cách điều trị?

Hình ảnh minh họa
Các triệu chứng nghi ngờ có u nang buồng trứng là: đau hoặc tức vùng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng, đau mơ hồ ở vùng thắt lưng và đùi, đi tiểu khó, đau khi giao hợp, tăng cân không rõ nguyên nhân, đau nhức vú, buồn nôn hoặc nôn, đau hoặc ra huyết bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, đau kèm sốt hoặc nôn, đột ngột đau bụng dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, thở nhanh nông không rõ nguyên nhân. Nếu thấy có những hiện tượng trên thì các chị em nên đi khám để chữa trị kịp thời.
Các chị em muốn tìm hiểu kĩ hơn thì có thể tham khảo ở website: uxotucung.com.vn

Bệnh Đột Qụy Não - Tai Biến Mạch Máu Não và Những Điều Nên Biết

Tai Biến Mạch Máu Não hay còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
tai bien mach mau nao có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
Hậu quả của việc bị trung phong
Hậu quả của bệnh tai biến mạch máu não
Triệu chứng bệnh đột quỵ não:
- Triệu chứng đột ngột: tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người, nhìn không rõ, không nói được hoặc không hiểu người khác nói, đau đầu dữ dội và tang huyet ap.
Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau: đau ở đầu hoặc chân, bị nấc, cảm thấy buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh bất thường.
- Triệu chứng lâm sàng: 
   + Tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng, giảm cảm giác đối bên, giảm thị lực cùng bên, nói khó.
   + Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
   + Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị và cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.
Phòng ngừa bệnh dot quy não:
Tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán trước, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ. Người trên 50 tuổi, có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ: 
- Làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không.
- Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh, siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch.
- Chụp cộng hưởng từ mạch máu não(MRA), chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.
Trên đây tôi mới chỉ nêu ít điểm cần biết về tai biến mạch máu não và sẽ chi tiết hơn ở những bài viết sau, mọi người quan tâm có thể truy cập vào website: benhtanghuyetap.vn

Bệnh Thoái Hóa Khớp

Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là một loại tổn thương viêm khớp do tổn thương và mất sụn mặt khớp( tiếng Anh gọi là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis) bệnh nhân sẽ suy giảm chức năng của khớp theo thời gian. Thoái hóa khớp bắt đầu với sự phá hủy(hay thoái hóa) các khớp giữa các xương trong cơ thể.  Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt của xương, có tác dụng bảo vệ và đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương, khi mà miếng đệm bảo vệ giữa các xương bị giảm xuống thì phần xương bên dưới sụn sẽ dày lên và phát triển rộng ra ngoài tạo nên các mẩu xương nhọn được gọi là gai xương.
Thoái hóa khớp thường gặp nhất trong hơn 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau. Thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi và khác nhau 1 chút giữa 2 giới. Trước 55 tuổi, thường gặp ở nam còn sau 55 tuổi thường gặp ở nữ. Thoái hóa khớp cũng liên quan đến vấn đề chủng tộc, ví dụ  tỷ lệ mắc cao ở người Nhật trong khi người da đen Bắc Phi, người Đông Ấn Độ và người Bắc Trung Quốc thì rất thấp.

chữa bệnh thoái hóa khớp gối
Hình ảnh minh họa cho bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp:
- Thoái hóa khớp nguyên phát thường liên quan chặt chẽ đến yếu tố tuổi. Khi tuổi cao, hàm lượng nước trong sụn khớp tăng lên, hàm lượng Protid giảm xuống đồng thời giảm chất lượng của Protid trong sụn khớp. Do đó, sụn khớp bắt đầu thoái hóa với việc xuất hiện các vết nứt sụn, mòn sụn hoặc bong các mảnh sụn và nặng nề nhất là mất sụn. Việc vận động khớp bị tổn thương sụn khớp do thoái hóa sẽ kích thích và tạo ra tình trạng viêm sụn, triệu chứng đau khớp và sưng nề tràn dịch khớp. Sự ma sát giữa hai đầu xương do mất sụn khớp sẽ kích thích phát triển mô xương mới tạo nên các chồi xương( hay gai xương) ở quanh khớp. Tình trạng mất sụn khớp gây tăng ma sát dẫn đến triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp.
- Thoái hóa khớp thứ phát là thoái hóa khớp gây ra bởi các nguyên nhân rõ ràng. Các nguyên nhân đó có thể là: tình trạng béo phì, các chấn thương lặp đi lặp lại vào khớp, phẫu thuật vào khớp, bệnh Gút, đái tháo đường hay do bất thường cấu trúc khớp bẩm sinh và đôi khi là các rối loạn hormone khác.
  + Béo phì gây thoái hóa khớp do tăng tải trọng lên khớp và sụn khớp. Bên cạnh yếu tố tuổi, béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối. Tổn thương thoái hóa khớp cũng có thể gặp ở những người mang vác nặng thường xuyên, những chấn thương tái diễn các thành phần của khớp như dây chằng, xương và sụn cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.
  +Sự lắng đọng các tinh thể trong sụn khớp có thể gây thoái hóa khớp, nếu lắng đọng tinh thể urat có thể gặp trong bệnh Gút còn lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphate gây ra viêm khớp giả Gút.
 + Một số người khi sinh ra đã có bất thường cấu trúc khớp, dễ tổn thương sụn khớp do yếu tố cơ học, có thể dễ bị thoái hóa khớp hơn.
  +Những rối loạn hormone như đái đường hay rối loạn hormone tăng trưởng cũng liên quan chặt chẽ với tổn thương sụn khớp do thoái hóa.
Phòng ngừa thoái hóa khớp:
Không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được thoái hóa khớp, vì có rất nhiều các yếu tố gây ra nó. Tuy nhiên, các tổn thương ở một khớp nào đó sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa tại khớp đó về sau. Đây chỉ là một số cách ngừa thoái hóa khớp mà tôi tham khảo được:
- Bạn không nên sử dụng quá mức một khớp đã bị đau hoặc bị tổn thương, và tránh các vận động khớp quá mức và lặp đi lặp lại.
- Tình trạng thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân chính vì vậy bạn nên chăm tập thể dục, ăn uống điều độ  để giữ mức trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ hạn chế bệnh tật, tình trạng đau khớp, ngăn ngừa và hạn chế tiến triển của thoái hóa khớp
- Khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ và vừa bạn nên cải thiện chúng luôn. Nếu bạn bị các triệu chứng đau khớp kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ. Các liệu pháp vật lý trị liệu, bao gồm một số các bài tập để tăng cường sức mạnh, năng vận động, giảm cân và duy trì tinh thần lạc quan cũng là cách giúp điều trị thoái hóa khớp.
Trên đây tôi mới chỉ nêu được một số điểm về bệnh thoái hóa khớp mọi người có thể tìm đọc và tham khảo tại: thoaihoakhopgoi.vn. Chúc mọi người có một cơ thể khỏe mạnh.

Bệnh gout và những điều cần biết




Bệnh gut là gì?
Bệnh gut (bệnh thống phong) là một loại bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gut xảy khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến: các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái, các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da, sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
Hiện nay, trên Thế Giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, số người mắc căn bệnh này lên đến hàng triệu người, họ phải chịu khổ sở vì những cơn đau phải tỉnh giấc lúc nửa đêm. Số người mắc bệnh gut ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. 

Benh-nhan-mac-benh-thong-phong
Bệnh gut gây đau khớp

Dấu hiệu và triệu chứng:
Các triệu chứng của bệnh gut thường là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước. Người bị gut tự dưng sẽ thấy đau khớp dữ dội, ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm, nóng, cứng và sưng lên, không những ở ngón chân cái mà còn xảy ra ở: mu bàn chân, mắt cá chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay. Khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.
Còn về mãn tính thì thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mãn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mãn tính).
Nguyên nhân gây bệnh gut:
Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.
Biến chứng:
Một số bệnh nhân bị gut có thể tiến triển đến viêm khớp mãn tính nếu không chữa trị kịp thời. Một số ít có thể bị sỏi thận. 
Điều trị:
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn gut cấp tính. Gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm steroid như prednisone.
Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và hỏi ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dày tá tràng.
Hiện chưa có cách nào chắc chắn ngăn cản sự tái phát và khởi phát của bệnh gut. Vì vậy mọi người hãy nhớ bảo vệ sức khỏe của mình cho thật tốt nhé. Thường xuyên đi khám định kỳ hàng năm để biết bệnh và ngăn cản kịp thời.
Chúc mọi người có một sức khỏe tốt.