Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Đoàn kết là sức mạnh - Sức mạnh là đoàn kết


Xem hài không chịu được, chia sẻ với mọi người để cùng cười nhé!!! Đúng là đoàn kết là sức mạnh - sức mạnh là đoàn kết. 

Các thuốc gây tăng axit uric trong máu

Bệnh gut rất hay gặp ở những người trung niên, nguyên nhân chính gây ra bệnh gut là do tang axit uric mau. Tăng axit uric máu cũng có rất nhiều nguyên nhân như do chế độ ăn uống chứa nhiều nhân purin, thuốc cũng là một trong số nguyên nhân đấy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại thuốc làm tăng axit uric trong máu để biết và hạn chế dùng nhé.

Ảnh minh họa bệnh gut

Aspirin
Aspirin hay acetylsalicylic acid (ASA) là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Thuốc còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu. Ngoài tác dụng trên aspirin còn có một số tác dụng phụ như: kích ứng dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Aspirin còn có tác dụng trong quá trình thải trừ axit uric nhưng tùy thuộc vào liều: 1-2g/ngày hoặc thấp hơn có tác dụng giảm thải trừ acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu. Liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu. Tuy nhiên, aspirin liều cao không được dùng làm thuốc điều trị hạ axit uric máu cho bệnh nhân gút( hay y học cổ truyền thường gọi là thống phong) vì nó làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị gút khác và làm tăng tác dụng phụ trên dạ dày ruột. 

Các thuốc lợi tiểu ( hydrochlorothiazide, các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide và tương tự thiazide khác (chorthalidone, metolazone), lợi tiểu quai furosemide, bumetanide, ethacrynic acid, lợi tiểu nhóm indapamide, amiloride…) được dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư… được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Nhưng khi dùng các thuốc lợi tiểu này kéo dài đều có thể gây tăng acid uric máu. Chỉ duy nhất thuốc lợi tiểu nhóm spironolactone là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric nên có thể dùng kéo dài ở bệnh nhân gút hoặc tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng, còn hầu hết các thuốc khác đều cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt nếu phải dùng kéo dài.

Thuốc lợi tiểu furosemide

Thuốc chống lao: như streptomycin, rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid… Trong số các thuốc trên thì ethambutol và pyrazinamid là hai thuốc có thể làm tăng axit uric máu. Các thuốc trên nên tránh dùng khi có cơn gút cấp tính.

Nhóm thuốc vincristin, cisplatin… là những thuốc dùng trong điều trị một số bệnh lý ác tính như u lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, u lympho Burkitt, bệnh đa u tủy xương... Thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin, cyclophosphamid được sử dụng để điều trị các rối loạn tự miễn như viêm đa cơ, luput ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, các chứng viêm mạch như bệnh u hạt Wegener, vảy nến thể nặng… Các thuốc trên làm tăng acid uric máu do giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu và có thể kèm gây tăng hủy tế bào.

Ngoài ra còn có một số thuốc khác như: Theophyllin là thuốc giãn phế quản nhóm xanthine dùng trong điều trị bệnh hen phế quản, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu. Pentamidin, một thuốc kháng sinh hay dùng trong điều trị pneumocystis jiroveci (thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS). Levodopa dùng trong điều trị bệnh Parkinson. Tóm lại, việc sử dụng thuốc sao cho đúng cách là rất quan trọng, không nên sư dụng thuốc kéo dài nó sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ, nhất là đối với các bệnh nhân gut, ngay cả những bệnh nhân không mắc bệnh gut thì việc uống nhiều các loại thuốc kể trên lâu ngày cũng dẫn đến tăng axit uric máu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gut cao là điều khó tránh khỏi.

Béo phì nguy cơ mắc bệnh gut rất cao

Bệnh gut (thống phong) là căn bệnh đang xuất hiện khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Gut là một bệnh do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, thường gặp ở người béo phì. Bình thường, quá trình tổng hợp và bài tiết axit uric ở trạng thái cân bằng để giữ lượng axit uric trong cơ thể ổn định. Độ tuổi trung niên và cơ địa béo phì là hai yếu tố nguy cơ của các bệnh rối loạn chuyển hóa như gout, tăng mỡ máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch… Các bệnh kể trên đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, do một chế độ dinh dưỡng “quá dư thừa” và "lười vận động".

Ăn uống phải khoa học để hạn chế các bệnh

Người béo phì thường gặp tình trạng tăng mỡ máu. Sự kết hợp giữa tăng mỡ máu và tăng acid uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80 % người tăng mỡ máu có sự phối hợp của tang axit uric mau, và khoảng 50 % - 70 % bệnh nhân gout có kèm tăng mỡ máu. Như vậy, béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout, nhưng là một yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến bệnh này. Theo các thống kê gần đây, 50 % bệnh nhân gout có dư cân trên 20 % trọng lượng cơ thể.

Bổ sung thêm nhiều chất xơ

Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng cân nhanh dẫn đến béo phì ( là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm). Khi phát hiện thấy tình trạng tăng cân nhanh chóng bạn phải điều trị giảm cân luôn kết hợp với việc hạn chế ăn các thực phẩm sau đây:
- Hạn chế ăn các nhóm thức ăn sau: Protein (các loại thịt), Glucid (các loại tinh bột), Lipid (các loại dầu mỡ). Khi ăn nhiều 3 nhóm này, đặc biệt là Lipid thì tình trạng béo phì càng nặng hơn, cũng có nghĩa là sẽ gia tăng nguy cơ các bệnh chuyển hóa như đã kể trên.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt để tăng cường lượng chất xơ
- Để kiểm soát lượng axit uric tốt bằng chế độ ăn, bạn nên nói không với các loại thức ăn có chứa nhiều Purin (gan, tim, não, ruột…), các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, thịt lợn...), các loại rượu, bia, cà phê…
- Thường xuyên rèn luyện thân thể để có một sức khỏe tốt như đi bộ, chơi thể thao nhẹ nhàng... 

Để tránh những bệnh lý kèm theo, trong đó có benh gut người béo phì nên có chế độ ăn uống tập luyện khoa học và sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Nhưng trước khi quyết định sử dụng sản phẩm nào, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc và độ an toàn, tham khảo từ các bác sĩ để sử dụng thuốc một cách tốt nhất.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Điều trị dứt điểm bệnh gut

Các phương pháp điều trị gút lâu nay tập trung chủ yếu vào một số đích rất hẹp nên kết quả điều trị còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên gút là một bệnh liên quan đến hệ hống chuyển hóa rất phức tạp trong cơ thể. Trên bệnh nhân gút dù chúng ta đã làm giảm được tang axit uric máu thì vẫn còn tồn tại những vi tinh thể muối urat hình kim lắng đọng đang gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra trên bệnh nhân gút thì có rất nhiều các bệnh kèm theo nên yêu cầu điều trị cho từng trường hợp bệnh nhân gút rộng hơn rất nhiều so với phương pháp điều trị bệnh gút hiện nay. 


Điều trị dứt điểm bệnh gut

Chúng ta hãy cùng theo dõi video "Điều trị dứt điểm bệnh gut" thông qua chương trình lắng nghe cơ thể bạn với sự tham gia của các khách mời sau: TS. BS Đào Hùng Hạnh Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai và ThS. BS Lê Thị Hải Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinnh dưỡng Viện dinh dưỡng. Thông qua video chúng ta tìm hiểu về benh gut (thống phong) về nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng, điều trị bệnh gut của hai vị khách mời. Điều trị bệnh gut đòi hỏi phải kiên trì, chữa trị đúng cách.

Những cách phát hiện kẻ nói dối

Phụ nữ là những người sống thiên về tình cảm. Chính vì vậy, họ dễ trở thành đối tượng lừa gạt của những kẻ cơ hội. Những mách giúp sau đây sẽ giúp các bạn “đọc vị” kẻ nói dối. Trung thực luôn là tốt nhất, nhưng không phải ai cũng làm điều đó. Con người thường lừa dối vì lợi ích cá nhân, lừa gạt ai đó hay chỉ đơn giản là một trò đùa, hoặc chỉ là không muốn cho người khác biết vì sợ họ phải lo lắng. Khi nói dối, cơ thể có những dấu hiệu nhất định thể hiện điều này. Khi nói dối, bộ não phải làm việc vất vả hơn khi chúng ta nói thật. Người nói dối luôn cảm thấy căng thẳng, lo âu và cơ thể sẽ phải giải phóng sự ức chế đó bằng một hành vi hay một cử chỉ nhất định. Theo các chuyên gia, quan sát ngôn ngữ cơ thể là cách hiệu quả giúp bạn đọc vị kẻ nói dối. Đây sẽ là những cách giúp bạn nhận ra người đối diện đang nói dối mình.




Những dấu hiệu để "bắt thóp" kẻ nói dối
Những dấu hiệu để "bắt thóp" kẻ nói dối



Những dấu hiệu để "bắt thóp" kẻ nói dối
Nguồn tham khảo

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Các câu thành ngữ về sức khỏe rất hay và ý nghĩa

1. Sức khỏe là vàng
2. Yếu như sên
3. Khỏe như sâm
4. Run như cầy sấy
5. Sức dài vai rộng
6. Đói ăn rau, đau úống thuốc
7. Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ
8. Từ gót chí đầu đau đâu khốn đấy
9. Sống lâu sức khoẻ, mọi vẻ mọi hay
10. Chẳng ốm chẳng đau làm giàu mấy chốc
11. Thứ nhất đau mắt, thứ nhì giắt răng
12. Để đau chạy thuốc, chẳng thà giải trước thì hơn
13. Bần cùng bất đắc dĩ, có lòi tỹ mới phải dịt lá vông
14. Nhiều tiền hoàng cầm, hoàng kì, ít tiền trần bì, chỉ sác
15. Đậu xanh, đu đủ, của chua, có tính rã thuốc chớ cho uống cùng
16. Thịt gà, cá chép, ba ba; trong bấy nhiêu thứ liệu mà phải kiêng
17. Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung
18. Ăn được ngủ được là Tiên -Không ăn không ngủ hay phiền hay lo
19. Một cái rắm bằng nắm thuốc tiêu, bằng liều thuốc gió, bằng lọ thuốc tiên
20. Đau bụng lấy cùm cụm mà chườm, nhược bằng không khỏi hắc hương với gừng.

Khi bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng chúng ta nên làm gì?

Đối với phụ nữ, việc bị các bệnh phụ khoa là rất đáng lo và 2 bệnh thường phổ biến nhất mà chị em thường gặp là u xơ tử cung hay u nang buồng trứng, cần khắc phục sớm vì đây là hai bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy phải khắc phục như thế nào? 

Ảnh minh họa

Không được xem thường.
U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. Nếu u ở vị trí gần niêm mạc thì có thể gây chảy máu, băng huyết... U xơ tử cung còn chèn ép, làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, khi mắc bệnh có thể làm sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo, kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai. U xơ tử cung: đối với phụ nữ trẻ tuổi, chưa sinh đẻ, nếu khối u còn nhỏ thì có thể uống thuốc để khắc phục...Nếu khối u lớn, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định làm tiểu phẫu bóc tách u xơ giữ tử cung.

U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất. U nang buồng trứng rất khó phát hiện vì cũng không có triệu chứng cụ thể. 90% u nang buồng trứng là u lành nhưng cũng có tới 10% là ác tính. Nếu không kịp thời hỗ trợ điều trị sẽ đe dọa rất lớn đến khả năng phát triển và rụng trứng, từ đó gây khó khăn trong quá trình thụ thai của chị em. U nang buồng trứng: Hướng khắc phục chủ yếu là phẫu thuật, có thể qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy kích thước và tính chất khối u.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý:
U xơ tử cung: kiêng thịt màu đỏ, các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo cao. Tránh xa caffein, nước ngọt, sô cô la, trà và cà phê. Không nên ăn một số loại trái cây, rau củ như: táo, anh đào, lê, mận, cà chua, cần tây, củ cải, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, dưa chuột, nấm...vì những loại này dễ làm gia tăng hàm lượng estrogen, khiến các khối u phát triển nhanh hơn.

U nang buồng trứng: Không nên ăn ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến có chứa ít chất xơ, ít chất dinh dưỡng và chất béo không lành mạnh.

Khám phụ khoa định kỳ:

Nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm, còn đối với những người có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa thì 6 tháng/lần là việc rất cần thiết để đề phòng biến chứng.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Video tư vấn bác sĩ gia đình với bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là một bệnh lý phụ khoa rất thường gặp ở người phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản nhất là sau 35 tuổi. Khối u xuất phát từ tử cung, ở mô liên kết ở tử cung tạo thành khối u gọi là u xơ tử cung. U xơ tử cung chiếm tỉ lệ từ 15 đến 20% phụ nũ ở tuổi sinh sản. Bệnh thường gặp nhưng lại lành tính có rất ít phần trăm là ác tính. Chúng ta hãy cùng nghe tư vấn của bác sĩ gia đình về căn bệnh này nhé.

Tư vấn u xơ tử cung

Người mắc bệnh u xơ tử cung cần chú ý những gì?

Những năm gần đây số người mắc benh phu nu ngày càng tăng trong đó điển hình nhất là bệnh u xơ tử cung. U xơ tử cung có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, và để lâu không chữa có thể dẫn đến vô sinh. Vậy người bệnh u xơ tử cung cần chú ý những điều gì? 

Ảnh minh họa

Những điều cần chú ý khi mắc bệnh u xơ tử cung:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn các thực phâm cay nóng.
- Trong kỳ kinh nguyệt phải nghỉ ngơi tránh lao đông quá sức, kể cả những ngày bình thường cũng vậy nên hạn chế lao động.
- giữ gìn âm hộ sạch sẽ, khô ráo, quần lót không mặc quá chật. Nếu có nhiều khí hư cần chú ý rửa âm hộ. 
- Sau khi chẩn đoán chính xác là u xơ tử cung, cần đi khám hàng tháng, nếu khối u phát triển châm có thể nửa năm đi khám. Nếu khối u phát triển nhanh cần kịp thời chữa trị.
- Tránh có thai lại, những phụ nữ bị u xơ tử cung sau khi làm tiểu phẫu, tử cung cần được hồi phục lại, vì vậy muốn có thai phải đợi tử cung hồi phục lại để tránh tình trạng chảy máu kéo dài, viêm nhiễm.
- Nếu lượng kinh nguyệt quá nhiều, phải ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất sắt để tránh thiếu máu do thiếu sắt.
- Không nên bổ sung các tiết tố estrogen, sau khi mãn kinh cần chú ý để tránh u xơ tử cung phát triển.
- Nếu không có nhu cầu sinh sản thì bệnh nhân u xơ tử cung có thể cắt u xơ.
Các chuyên gia đã khuyến cáo: bệnh nhân bị u xơ tử cung cần phải chú ý xem có biến chứng gì hay không như nhiễm trùng, xoắn u xơ, hay ung thư...cần phải đi khám định kỳ. Mọi người có thể truy cập uxotucung.com.vn để biết thêm chi tiết căn bệnh này và cả bệnh phụ khoa khác nữa như u nang buong trung

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Tư vấn điều trị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh gây tử vong thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch, đứng hàng thứ 2 là nguyên nhân gây tàn tật. Tai Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm có khoảng 700.000 người mắc phải căn bệnh này. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng cứ 45 giây trên Thế giới lại có một người mắc phải căn bệnh này và tình trạng cũng đang mắc phải ở nước ta. Và bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị từ các chuyên gia hàng đầu về tai biến mạch máu não. Hãy cùng nghe tư vấn của GS, PGS, TS Nguyễn Văn Thông Giám đốc Trung Tâm Đột Qụy Bệnh Viện 108 và Bác Sĩ cao cấp Nguyễn Quang Doanh trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh Viện Bạch Mai. 

Tư vấn điều trị tai biến mạch máu não phần 1
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, trên đây là phóng sự về bệnh tai biến mạch máu não. Tư vấn của bác sĩ Nguyễn Quang Doanh về bệnh trúng phong(theo y học cổ truyền) về các nguyên nhân, tư vấn của TS Nguyễn Văn Thông về biến chứng, dấu hiệu của tai biến mạch máu não.


Tư vấn điều trị tai biến mạch máu não phần 2
Điều trị tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền, và tư vấn trực tiếp của bác sĩ với khán giả.

Vị thuốc từ cần tây trị cao huyết áp

Tai biến mạch máu não xuất hiện do rối loạn tuần hoàn não cấp tính. Đây là loại bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng hậu quả để lại sau tai biến. Những người bị cao huyết áp rất hay gặp nguy cơ tai biến. Ở người tăng huyết áp mãn tính, thành mạch máu thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ thiếu chất dinh dưỡng và ôxy, dẫn đến dot quy và tử vong.
Các chấn động tâm lý có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Khi làm việc căng thẳng về trí lực, sinh hoạt gia đình có khó khăn đột biến, khi về hưu mà không có chuẩn bị trước về tinh thần... người cao tuổi rất dễ bị chấn động tâm lý và nếu có kèm bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não sẽ rất dễ xảy ra. Vậy nên những người bị tăng huyết áp nên phòng ngừa tai biến. Có một vị thuốc từ cần tây rất tốt cho người bị cao huyết áp, chúng ta thử tìm hiểu xem nhé.

Tai biến mạch máu não

Cần tây là loại rau ăn cao cấp, từ loại rau này ta có thể chế biến ra nhiều loại  món ăn ngon khác nhau. Rau cần tây còn là loại cây giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc và chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh tai bien mach mau nao cũng có thể đề phòng tốt.

Cần tây trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol:

Cách bào chế thuốc: dùng rau cần tây tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau dùng nước chín rửa lại, rồi giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha ( lượng như nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm và uống ngay. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml nước cốt rau cần tây hỗn hợp này. Vị thuốc này đã có tác dụng cho 14 người trong số 16 người cao huyết áp ở giai đoạn 1 và 2. Trong 14 người này thấy lượng cholesterol giảm từ 1/3 đến 1/2 so với ban đầu. Đặc biệt lô thử nghiệm này có cả những người mắc chứng tang huyet ap đã lâu năm cũng có biểu hiện giảm tốt. Kết quả theo dõi còn cho biết thường thì sau khi uống thuốc được 1 ngày huyết áp đã bắt đầu hạ, cá biệt có người mãi đến ngày uống thứ 4 mới bắt đầu hạ áp và cholesterol. Tất cả khi uống đều thấy ăn ngủ tốt, lượng nước tiểu tăng. 
Có một vị thuốc khác cũng chữa được cao huyết áp từ cần tây: lấy 10 bộ rễ tươi của 10 cây rau cần tây. Sau đó rửa sạch, sau rửa lại bằng nước chín, giã nát, cho vào 10 quả táo tàu (loại bán ở hiệu thuốc Bắc), tất cả sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi đợt trị liệu khoảng từ 15 - 20 ngày, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt trên các người bệnh được thử nghiệm.


Cần tây là một loại rau rất tốt để chữa bệnh

Ngoài ra cần tây còn chữa được một số bệnh khác như: 
- Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...
- Chữa sỏi nhỏ đường tiết niệu: lấy toàn bộ cây nấu nước uống trong ngày.
- Chữa nhọt, viêm nhiễm: giã nát rau cần tây đắp lên chỗ mụn nhọt, nơi viêm nhiễm.
- Chữa rối loạn chức năng gan: dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống rất tốt.
- Dược liệu chữa tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt.
- Cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
- Chữa sâu răng: trong cần tây còn chứa hợp chất lưu hóa có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có loại vi khuẩn biến đổi hình dạng liên hoàn như vi khuẩn gây sâu răng. 
Rau cần tây vừa là loại thực phẩm ngon lại vừa là dược liệu chữa bệnh rất tốt trong y học.

Dược thiện cho người tai biến mạch máu não

tai bien mach mau nao là một bệnh rất nguy hiểm, một số người sau khi bị tai biến để lại những biến chứng như liệt nửa người, ngớ ngẩn,...có người còn tử vong luôn trong vòng ít giờ đồng hồ. Dưới đây là một số bài thuốc món ăn cho người tai biến mạch máu não(đột quỵ não)

Ảnh minh họa

1. Thể khí hư huyết ứ: bệnh lâu ngày, liệt hoặc tê bì nửa người, cơ thể mỏi mệt, ăn kém, nhiều lúc có cảm giác như thiếu không khí để thở, sắc mặt trắng nhợt, hay vã mồ hôi, chất lưỡi nhợt tối, có những điểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to, tang huyet ap.  
- Thịt thỏ 250 g, hoàng kỳ 60 g, xuyên khung 10 g, gừng tươi 4 lát. Thịt thỏ rửa sạch, loại bỏ mỡ, thái miếng, xuyên khung và hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm chừng 2 giờ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, thường 2 ngày làm 1 lần. Công dụng: ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc.
- Đẳng sâm 15g, đương quy 15g, lươn 500g. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng, lươn làm sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi cùng với các gia vị như hành củ, gừng tươi... rồi hầm lửa nhỏ chừng 1 giờ cho nhừ. Nêm đủ mắm, muối, chia ăn vài lần trong ngày, thường 2 ngày làm 1 lần, 15 lần là một liệu trình. Công dụng: ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc.
- Đẳng sâm, đào nhân, trà mạn mỗi thứ 15g, sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi lần lấy 3 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh mạch.
- Tôm nõn 200g, hoàng kỳ 50g. Đem hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước rồi cho tôm nõn vào nấu thành canh, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày. Công dụng: ích khí, thông kinh, hoạt lạc.

Ảnh minh họa

2. Thể can thận suy hư: Liệt nửa người, gân mạch co quắp, duỗi khớp khó khăn, lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, tinh thần trì trệ, quên nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu mỏng, đại tiện không thông thoáng…dẫn đến trung phong.
- Hoàng kỳ 30g, đại táo 10quả, đương quy 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi hầm cùng với thịt lợn thật nhừ, bỏ bã hoàng kỳ và đương quy, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, có thể dùng liên tục trong 1 tháng. Công dụng: tư bổ can thận, ích khí.
- Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống lợn 500g, đại táo 4 quả. Đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương lợn chặt miếng, trần qua nước sôi cho hết huyết dịch, tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2-3 giờ, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày. Công dụng: bổ can thận, làm mạnh gân cốt.
- Rùa 3 con (mỗi con nặng chừng 250g), đường phèn lượng vừa đủ. Cắt tiết rùa cho vào bát, bỏ đường phèn và một chút nước, quấy đều rồi cho lên bếp đun cách thủy, ăn nóng, mỗi ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình. Công dụng: tư âm, dưỡng huyết, thông mạch.
- Kỷ tử 30g, thận dê 1 quả, thịt dê 50g, gạo tẻ 50g. Thận dê và thịt dê rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi cùng với kỷ tử và gạo tẻ ninh thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ can thận, thông mạch.

Ảnh minh họa

3. Thể tỳ hư đàm trệ: Liệt mềm nửa người, hình thể béo trệ, mệt mỏi như mất sức, ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt vàng nhợt, nói khó, thường có hội chứng rối loạn lipid máu, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt bệu, có vết hằn răng…
- Ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn mỗi thứ 30g, củ cải trắng 60g, gạo tẻ 60g. Củ cải rửa sạch, cắt miếng, đem nấu với ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn và gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: kiện tỳ, trừ thấp.
- Nhân sâm 10g, rau hẹ 12g, trứng gà bỏ lòng đỏ 1 quả, gạo tẻ 50g. Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ lấy nước rồi cho gạo tẻ vào ninh thành cháo, khi chín bỏ lòng trắng trứng và rau hẹ vào, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ích khí, trừ đàm.
- Trám tươi 500g, uất kim 250g, bột minh phàn 100g, bạch cương tàm 100g, mật ong lượng vừa đủ. Trám đập nát, bạch cương tàm tán vụn. Đầu tiên, đem trám và uất kim sắc kỹ với 1.000 ml nước trong 1 giờ rồi lọc lấy nước thứ nhất, lại cho tiếp 500 ml nước sắc cô lấy nước thứ hai. Hòa hai nước với nhau, cô lửa nhỏ cho đến khi còn 500 ml rồi cho bột cương tàm, bột minh phàn và mật ong vào cô thành cao, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. Công dụng: trừ phong, hóa đàm, khai kết.
- Thiên ma 10g, óc lợn 1 bộ. Thiên ma thái vụn, cho vào bát sứ cùng với óc lợn rồi đem hấp cách thủy cho chín, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: trừ phong, khai khiếu, thông mạch. Những người bị rối loạn lipid máu không nên dùng bài thuốc này.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến thông qua chương trình VTV2

Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở một số nơi trên cơ thể như trên đầu, tay, móng, chân, ... rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác. Chúng ta hãy tìm hiểu bệnh vẩy nến này qua chương trình thông tin y dược Việt Nam trên kênh VTV2 nhé, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Tìm hiểu bệnh vẩy nến phần 1


Tìm hiểu về bệnh vẩy nến phần 2

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Canh bò viên nấu khoai môn cho mùa hè

Không quá mất thời gian cho món canh, bạn có thể mua bò viên làm sẵn và nấu cùng với khoai môn bùi thơm là bạn đã có ngay món canh ngon cho mùa hè.
Nguyên liệu:
- 300g bò viên, bạn có thể mua sẵn tại siêu thị
- 200g khoai môn
- Vài nhánh mùi tàu, hành lá, muối, hạt nêm.
Cách làm: 
Bước 1:
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.

1-622575-1368292865_600x0.jpg

Bước 2:
- Bò viên rửa sạch, cắt làm đôi.

2-979413-1368292865_600x0.jpg

Bước 3:
- Cho khoai môn vào nồi ,thêm khoảng 2 bát con nước lọc và nửa thìa nhỏ muối, đun sôi đến khi khoai mềm.

3-488848-1368292865_600x0.jpg

Bước 4:
- Cho tiếp thịt bò viên vào nồi đun cùng, đun khoảng 5-7 phút nêm vào một ít hạt nêm, muối cho vừa ăn.

4-393662-1368292865_600x0.jpg

Bước 5:
- Tắt bếp, thêm mùi tàu, hành lá thái nhỏ vào nồi canh, múc canh ra bát lớn làm món canh ăn với cơm.

5-695897-1368292865_600x0.jpg

Đã xong món canh bò viên nấu khoái môn, giờ chỉ việc bỏ ra và ăn thôi nào.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp nội soi

Thoái hóa khớp gối là một bệnh về khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, và rất hay gặp ở phụ nữ. Bệnh gây đau nhức, sưng nề và biến dạng khớp gối làm đi lại khó khăn và giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân làm cho khớp bị thoái hóa là do tuổi tác, chấn thương, thừa cân, quá tải thời gian dài do chạy nhảy hoặc vận động mạnh, viêm khớp, di truyền...Tổn thương bao gồm sụn khớp mất trơn láng mòn trơ xương, xương mọc chồi gai, sạn khớp, bao khớp viêm tăng tiết dịch, trục chi bị vẹo... 

Hình ảnh minh họa thoái hóa khớp

Điều trị dau khop goi gồm giảm cân, tập luyện sức mạnh gân cơ vùng gối đúng cách, dùng thuốc kháng viêm và kích thích tái tạo sụn khớp, cuối cùng là phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp là một phương pháp triệt để thay khớp tổn thương bằng khớp kim loại nhân tạo, giúp bệnh nhân đi đứng không đau và cử động khớp tốt hơn. Nhưng đây là một phẫu thuật lớn, đòi hỏi điều kiện sức khỏe chịu được cuộc mổ và chi phí khá cao. Nội soi khớp gối được xem là một biện pháp ít xâm nhập hơn thay khớp, được sử dụng rộng rãi và tương đối hiệu quả. Phương pháp nội soi khớp gối như sau:

Ảnh minh họa

- Khảo sát rõ ràng tổn thương từng cấu trúc khớp gối, từ đó điều trị chọn lọc vùng tổn thương, hạn chế làm thương tổn thêm các cấu trúc khác.
- Loại trừ nguyên nhân cơ học, gây dau khop, lỏng và kẹt khớp: sạn khớp, mảnh sụn vỡ, chồi gai xương, rách dây chằng...
- Cắt đốt mô viêm mà thuốc uống và tiêm không hiệu quả: viêm hoạt mạc, viêm bao khớp, viêm dây chằng, plica.
- Lọc rửa khớp.
- Cắt xương sửa trục.
- Giải phóng bao khớp co rút.
- Điều trị hiệu quả các tổn thương sụn khớp: làm láng mặt sụn bằng radiofrequency, kích thích xương dưới sụn, ghép sụn khớp.
Ưu điểm của phương pháp nội soi: phẫu thuật đơn giản, về luôn được trong ngày, đường mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau sau mổ, vận động sớm, sớm trở lại sinh hoạt sau mổ. Kéo dài thời gian chờ thay khớp.
Biến chứng của phương pháp nội soi rất hiếm, còn ít hơn cả những phẫu thuật kinh điển. Nhưng đã là phẫu thuật, cho dù cả những phẫu thuật nhỏ cũng phải đề phòng những biến chứng xảy ra. Có thể kết quả không như mong muốn. Vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng bệnh lý, tổn thương cũ, những bệnh phối hợp, tuổi già, trọng lượng cân nặng, khả năng hoạt động,...

Phân biệt bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp và bệnh gut

Ngày nay tỷ lệ người mắc các bệnh về xương khớp ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ trầm trọng của bệnh. Các bệnh này có triệu chứng không hoàn toàn khác nhau nên gây ra nhiều sự nhầm lẫn trong bệnh tật và gây phiền toái cho cuộc sống thường ngày, giảm chất lượng cuộc sống. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân biệt 3 loại bệnh thường phổ biến nhât: viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gut. 

Thoái hóa khớp(ảnh minh họa)
Cả 3 căn bệnh này đều có biểu hiện chung là đau khớp, nhưng mỗi một loại bệnh lại có nguyên nhân khác nhau. 
Đối tượng mắc bệnh: viêm khớp và thoái hóa khớp thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới nhưng ngược lại bệnh gut lại hay gặp ở nam giới. 
Nguyên nhân: bệnh gut là do rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu làm tăng axit uric máu. 
+ thoái hóa khớp: Hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương.
+ viêm khớp: Có thể do một loại virus, vi khuẩn... hoặc chưa rõ nguyên nhân.

Bệnh gut(ảnh minh họa)

Triệu chứng: 
+ Bệnh gut: Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái , đau dữ dội ngày càng tăng. Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường. Đợt viêm kéo dài khoảng vài ngày sau đó hết viêm, khoảng 3-6 tháng sau tái phát lại. 
+ Thoái hóa khớp: Cứng khớp do thoái hóa khớp chỉ kéo dài một thời gian ngắn (ít khi quá 15 phút). Không sưng, nóng, đỏ đau. Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Thường gặp: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, 
dau khop goi, háng, các ngón tay…
+ Viêm khớp: Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ. Sưng khớp có tính chất đối xứng hai bên. Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay (cổ tay, bàn ngón và ngón gần), phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷ chân.

Viêm khớp(ảnh minh họa)

Chẩn đoán và điều trị: 
+ Bệnh gut: Xét nghiệm chỉ số acid uric, Kiểm soát chế độ ăn, điều trị giảm acid uric trong máu. Thuốc giảm đau colchicine, NSAID
+ Thoái hóa khớp: Chụp X quang. Giảm đau, điều trị thoái hóa khớp phục hồi chức năng, 
+ Viên khớp: Chụp X-quang. Điều hòa miễn dịch. Chống viêm. Giảm đau. Vật lý trị liệu.

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc

Bệnh dau khop goi là một bệnh rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Số người mắc bệnh về khớp đã ngày càng tăng lên nhất là thoái hóa khớp gối, bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà ngay cả tuổi trung niên cũng dễ mắc phải. Hiện nay, đang có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng cũng chưa đem lại kết quả cao. Đã có phương pháp công nghệ tế bào gốc được đem vào ứng dụng để điều trị thoái hóa khớp nói riêng và đau khớp nói chung. Vậy tế bào gốc là gì? ở đâu? và công nghệ tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Thoái hóa khớp gối

Tế bào gốc có ở đâu?
Tế bào gốc được phân chia thành 4 nguồn chính: tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc từ người trưởng thành.
Trong đó, việc sử dụng tế bào gốc nguồn gốc từ người trưởng thành là khả thi nhất. Tế bào gốc ở người trưởng thành hiện diện ở nhiều cơ quan như tủy xương, máu ngoại vi, não bộ, gan, tụy, da cơ…
Trước đây, việc lấy tế bào gốc chủ yếu ở tủy xương và máu ngoại vi nhưng số lượng thường ít, nên nếu lấy thì phải lấy rất nhiều tủy xương hay máu, hoặc cần phải nuôi cấy để đạt được số lượng tế bào cần thiết.

Tách lấy mỡ bụng nơi chứa nhiều tế bào gốc

Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy lấy tế bào gốc nguồn gốc mô mỡ là một biện pháp tối ưu: mô mỡ, đặc biệt mỡ bụng có rất nhiều tế bào gốc, không phải nuôi cấy phức tạp mà vẫn có thể lấy đủ số lượng tế bào gốc phục vụ điều trị, lấy mỡ bụng rất đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ vùng bụng để hút mỡ mà hầu như không gây tổn hại cho bệnh nhân. Ưu điểm của tế bào gốc nguồn gốc mô mỡ là nó có đặc điểm tương tự tế bào gốc nguồn gốc tủy xương, tế bào này có thể phát triển thành các tế bào đặc hiệu nguồn gốc trung mô như tế bào mỡ, nguyên bào sợi, tế bào cơ, xương, sụn… trong những môi trường có các yếu tố tăng trưởng phù hợp. 
Cơ sở lý thuyết về điều trị tế bào gốc là: sự tổn thương của bất kỳ một tế bào, mô hay cơ quan nào trong cơ thể sẽ tiết ra những chất hấp dẫn các tế bào gốc có trong cơ thể tập trung, di chuyển đến vị trí tổn thương, kích hoạt tế bào gốc từ một loại tế bào không chuyên biệt biến chuyển thành tế bào chuyên biệt tương ứng với mô, cơ quan tổn thương, từ đó sửa chữa, tái tạo những tổn thương tại chỗ bằng cách xây dựng các mô lành mạnh thay thế. Trong thoai hoa khop, khi đưa các tế bào gốc nguồn gốc trung mô vào khớp bị thoái hóa, các tế bào gốc sẽ biệt hóa thành các tế bào sinh sụn, từ đó tạo ra các tế bào sụn để tái tạo sụn khớp bị tổn thương.

Tiêm trực tiếp tế bào gốc vào trong khớp

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc nguồn gốc mô mỡ thế nào?
Việc thu thập mỡ bụng của chính bệnh nhân là việc làm đầu tiên. Sau đó, tách lấy tế bào gốc từ mỡ bụng và tách các yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu từ huyết tương tươi, sau đó trộn lẫn tế bào gốc thu được với dung dịch chứa các yếu tố tăng trưởng để tạo thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tế bào gốc.Tế bào gốc sau đó cần được hoạt hóa bằng cách đưa hỗn dịch trên qua đèn laser chuyên dụng, nơi tạo ra các bước sóng thích hợp có tác dụng hoạt hóa tế bào. Kết quả là thu được hàng triệu tế bào gốc đã được hoạt hóa.
Khi tế bào gốc đã được hoạt hóa rồi thì sau đó tiêm tế bào gốc vào khớp gối bị thoái hóa(đau khớp). Có 2 cách để đưa tế bào gốc vào trong khớp: tiêm trực tiếp tế bào gốc vào trong khớp, bằng cách này, tế bào gốc sẽ tự thực hiện vai trò của nó một cách tự nhiên mà không có sự can thiệp nào khác.
Cách hai là tạo ra các giá thể tổng hợp để tế bào gốc bám vào, nhằm tạo ra cấu trúc không gian ba chiều phù hợp hình dạng và kích thước tổn thương của sụn khớp; hoặc đưa vào trong khớp tế bào gốc cùng với những môi trường tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của chúng như collagen týp 1…
Theo đánh giá của các chuyên gia cơ xương khớp, phương pháp này có các ưu điểm vượt trội so với các phương pháp thông thường ở chỗ nó giải quyết được tận gốc tổn thương sụn khớp vốn là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Kỹ thuật này bổ sung một liệu pháp đạt hiệu quả cao và an toàn, góp phần cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ.