Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Khi chuyển mùa bệnh gut dễ nặng hơn???

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh gut là do tang axit uric mau. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao lâu ngày dẫn đến hình thành các hạt tôphi dưới da gây đau, lắng đọng ở khớp gây viêm, biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Bệnh gut hay còn gọi là thống phong thường đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội, sưng, nóng đỏ và khởi phát đột ngột ở một số khớp (phổ biến là khớp ngón chân cái), có thể kèm sốt nhẹ.

bệnh gut

Theo các nhà khoa học, benh gut chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và thường nặng hơn khi chuyển mùa. Nguyên nhân là do nhiệt độ thay đổi khiến cho độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên, kéo theo sự kết tủa muối urat ở khớp, dẫn tới tần suất và tính chất đau của cơn gút cấp cũng tăng lên.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gut như dùng một số thuốc như colchicin, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid… nhưng gây tác dụng phụ. Vì vậy nhiều bệnh nhân đã lựa chọn đến các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Với thành phần chính là trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: ba kích, hạ khô thảo, nhàu,… Hoàng Thống Phong đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân vì Hoàng thống phong giúp giảm triệu chứng đau, hỗ trợ điều trị, hạn chế khả năng tái phát của bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Hạn chế những cơn đau của bệnh nhân gut.  Song song với việc dùng Hoàng Thống Phong, khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân bệnh gút cần lưu ý: giữ ấm cơ thể (đặc biệt là chân, tay), tránh ra ngoài lúc trời rét, mưa phùn, cai rượu bia và hạn chế món ăn giàu đạm, giàu chất béo…  

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Truyện cười

Khi bác sĩ nói dối vợ
Trong gia đình bác sĩ Tèo, điện thoại bỗng reo lên:
- Anh có thể đến đây ngay bây giờ làm chân thứ tư đánh bài tây được không?
Bác sĩ Tèo tỏ vẻ nghiêm trọng:
- Ðược, bằng mọi giá. Tôi sẽ đi ngay bây giờ.
Cô vợ dễ thương hỏi trong lúc giúp chồng lấy áo khoác và cái túi y tế:
- Việc hệ trọng cấp bách lắm hả anh?
- Anh e là đúng như vậy cưng ạ. Nghe có vẻ trầm trọng lắm, đã có ba bác sĩ có mặt ở đấy rồi, còn thiếu mình anh nữa mới đủ êkip.

Bệnh hoang tưởng
Một anh chàng đi khám sức khỏe và trắc nghiệm tâm lý. Ông bác sĩ vẽ một đường vòng tròn rồi hỏi:
- Tôi vẽ cái gì đây?
- Một cô gái khoả thân.
Bác sĩ vẽ một hình vuông:
- Thế còn đây?
- Một cô gái khỏa thân nằm ngửa.
Bác sĩ vẽ một hình tam giác và hỏi:
- Còn bây giờ?
Anh chàng đỏ mặt, đập bàn:
- Ông không xấu hổ khi vẽ ra những thứ đó à? Thật trơ trẽn và bậy bạ...
Bác sĩ ghi vào bệnh án: 'Mắc bệnh hoang tưởng thị dâm'. Anh chàng nhìn thấy, gầm lên:
- Này, ai bệnh? Những thứ đó là ông vẽ hay tôi vẽ?

Bác sĩ đoán tên
Ba phụ nữ dắt ba đứa con vào gặp một vị bác sĩ tâm lý.
Bác sĩ hỏi bà thứ nhất:
- Cháu bé tên gì vậy, thưa bà?
- Dạ cháu tên là Mỹ Kim.
Bác sĩ reo lên:
- Vậy tôi nghĩ bà rất là ham tiền, đầu óc bà lúc nào cũng lởn vởn đồng đôla nên bà đặt tên cháu bé là Mỹ Kim.
Quay qua bà thứ hai, bác sĩ hỏi:
- Còn cháu tên gì vậy bà?
- Dạ cháu tên Đường.
Bác sĩ hớn hở:
- Vậy tôi nghĩ bà chắc thèm ăn đồ ngọt, lúc nào bà cũng tơ tưởng tới những nồi chè, những ly kem...
Đột nhiên bà thứ ba đứng dậy nói:
- Đoán như thế mà cũng đoán.
Rồi bà quay sang thằng con:
- Mình về thôi Cu.

Ngủ ngay lập tức
Một người đàn ông lớn tuổi giải thích cho bác sĩ lý do ông đến khám bệnh:
- Tôi vừa cưới một cô vợ trẻ xinh đẹp 20 tuổi, thế mà mỗi tối tôi cứ vừa đặt lưng xuống là ngủ ngay mới chết chứ.
Bác sĩ thảo một đơn thuốc và đưa cho bệnh nhân, ông này sáng mắt lên:
- Bác sĩ c chắc chắn với cái này tôi có thể khắc phục được tình trạng sinh lý của mình?
- Không, về vấn đề của ông tôi không thể làm được gì cả. Nhưng với liều thuốc này, tôi đảm bảo vợ ông sẽ ngủ ngay lập tức.

Vì sao bệnh phụ khoa hay tái phát?

Hiện nay, có rất nhiều chị em gặp phải các benh phu nu, hầu hết các bệnh hay mắc phải đều là bệnh lành tính nhưng lại rất phổ biến khiến không ít chị em trong cuộc sống hàng ngày gặp không ít khó khăn. Những bệnh phụ khóa mà chị em hay mắc phải như: u xơ tử cung, u nang buong trung, các bệnh về âm đạo như viêm nhiễm, viêm lộ tuyến tử cung, viêm phần phụ ( ống dẫn trứng, buồng trứng) … Vì vậy các chi em nên đi thăm khám theo định kì để phát hiện sớm và diều trị tránh bệnh nặng thêm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả việc mang thai đối với những phụ nữ vẫn còn trẻ.
Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề đề vì sao sau khi bị viêm nhiễm và chữa trị, rất nhiều phụ nữ lại bị tái phát chỉ trong thời gian ngắn. Do cấu tạo mở hẳn ra ngoài da nên nhiễm trùng âm hộ - âm đạo là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh: ra nhiều huyết trắng hôi, ngứa, cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục, có thể kèm với cảm giác đau khi giao hợp. Mặc dù bệnh không gây tử vong tức thời nhưng mang đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như có ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của người phụ nữ... và cũng là nguyên nhân của một số bệnh phụ khoa khác.

5 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Ảnh minh họa

1. Vệ sinh:
 Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu).
Một số phụ nữ quan niệm việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ lâu lâu mới làm một lần hoặc chỉ thực sự có nhu cầu đó khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Sự thật, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể các chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín hằng ngày, đặc biệt là sau khi sinh hoặc trong những ngày có kinh nguyệt. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.
 Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ điều trị hướng dẫn. Nhiều phụ nữ đổ lỗi nguyên nhân bận rộn nên không theo khám theo lịch trình. Bệnh có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê toa nhưng virus chưa được diệt tận gốc sẽ nhanh chóng “nổi loạn” sau một thời gian ngắn, khi thuốc không còn hiệu nghiệm hoặc nhờn thuốc do sử dụng không đúng liều lượng quy định.
Vệ sinh phòng bệnh
- Rửa vùng kín 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Thay băng vệ sinh hằng ngày sau mỗi 4 giờ, không được để lâu hơn vì tất cả những chất mà băng thấm vào là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi, càng để lâu, khả năng bị viêm càng cao
- Với loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo, cần thay sau mỗi 2 giờ. Việc để quá lâu gây khô âm đạo và kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm do kích thích vi khuẩn sinh sôi nhanh. Không dùng băng vệ sinh dạng tăm-pông khi bị các bệnh viêm âm đạo và cổ tử cung.
- Hạn chế đồ lót dạng dây vì khi đi lại, dải mỏng như sợi dây sẽ chuyển vi khuẩn từ hậu môn tới các bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu đồ lót bó quá sát vào da thì sẽ ngăn da tiếp xúc với không khí và làm rối loạn tuần hoàn máu.
-  Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Các chuyên gia phụ khoa đều khuyến cáo phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần
 2. Lây từ chồng:
 Nhiều chị em phụ nữ thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng mà không biết. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi “phát tiết” sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ, rất dễ truyền bệnh cho vợ. Chính vì thế, việc điều trị triệu chứng và bệnh ở chị em cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Khi hết bệnh, nếu tiếp tục quan hệ với chồng mà chồng vẫn chưa dứt điểm các căn bệnh của họ thì việc tái lại là điều tất yếu. Để tránh tuyệt đối tình trạng lây bệnh từ chồng, nên dùng các biện pháp đề phòng lây lan là bao cao su hoặc chờ đến khi chồng được chữa trị dứt điểm, có ghi nhận từ bác sĩ.
3. Có thể là triệu chứng khác
 Trong lần viêm nhiễm sau, nhiều chị em tưởng là mình bị lại nhưng thực tế lại là một bệnh khác. Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu viêm ngứa khó chịu là bình thường và khi nào nó trở thành triệu trứng của viêm nhiễm. Và không phải dấu hiệu giông giống lần viêm nhiễm trước có nghĩa là bạn bị bệnh giống hệt lần trước. Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa acid lactic. Những dấu hiệu ngứa này có thể đơn giản chỉ là do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó... Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu trứng của viêm nhiễm. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.
 Sau khi bị viêm nhiễm, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Do đó, tốt nhất bình thường chị em chỉ nên vệ sinh âm hộ bằng nước sạch rồi lau khô sau khi đi tiêu, tiểu hoặc giao hợp. Độ cân bằng axit-kiềm (độ pH) ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ pH trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3. Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được nhưng các tinh trùng vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng.
 Mới đây, các nhà nghiên cứu mới phát hiện vai trò của stress trong sự xuất hiện bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Họ nhận thấy rằng càng bị stress nhiều thì phụ nữ càng có nguy cơ viêm âm đạo. Có thể do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch.
Hiện nay mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 500.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung (bình quân mỗi ngày có thêm 1.400 phụ nữ mắc bệnh) và có khoảng 270.000 phụ nữ/năm tử vong do ung thư cổ tử cung, trong đó có đến 80% là ở các nước đang phát triển. Đây thực sự là một nguy cơ đáng báo động không chỉ riêng với chứng bệnh ung thư cổ tử cung mà còn là các chứng bệnh phụ khoa khác.
Vậy nên việc cần trang bị kiến thức nhằm phát hiện sớm và phòng ngừa các bệnh phụ khoa là rất cần thiết. Các chị em nên đi khám định kì để có một sức khỏe tốt, cố cuộc sống hạnh phúc.


Tự khám u vú

U vú là tình trạng loạn sản tăng sinh tế bảo ở nhu mô vú tạo nên các khối tế bào thừa, không có chức năng gì.
U vú bao gồm:
+ U lành tính: U xơ tuyến vú, U nang vú, Giả u
+ U ác tính: Ung thư vú
Cách nhận dạng khối u ở vú:
Là phụ nữ bạn nên biết cách tự khám vú định kỳ hàng tháng ở nhà để phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường của vú, nhận dạng khối u ở vú.
+ Phụ nữ từ 20 tuổi: Khám vào thời điểm 7-10 ngày sau khi hết kỳ kinh nguyệt
+ Phụ nữ đã mãn kinh:  Chọn một thời điểm nào đó cố định trong tháng
+ Phụ nữ có thai, cho con bú và có đặt túi ngực đều có thể tự khám vú.
Trình tự của tự khám vú:
-Nhìn
Đứng trước gương nhìn: da vú và núm vú, các đường cong, hình thái vú để tìm:
- Dấu hiệu lún da hoặc nhăn da trên vú hoặc thay đổi màu da vú (đỏ), dầy da vú hoặc giống da trái cam.
- Một chỗ phồng lên hoặc một cục bất thường trong vú.
- Tiết dịch núm vú, núm vú thụt vào.

- Sờ, nắn tuyến vú:
Đứng hoặc ngồi thẳng lưng.
Nằm ngửa, nghiêng (kê gối dưới vai)
Nằm ngửa, đặt tay sau ót.


Sờ đúng qui cách là dùng mặt lòng của 3 ngón tay giữa, day mô tuyến vú theo chiều dọc khắp tuyến vú. Áp lực các ngón tay sờ nắn vú - từ nhẹ đến ấn sâu vào, chắc chắn nhưng nhẹ nhàng. 


Lặp lại các bước với bên đối diện và so sánh 2 bên.
Các dấu hiệu bất thường:
-  Bất kỳ một cục cứng trong vú hoặc trong nách
- Một vùng dầy lên không mất/không mềm đi sau sạch kinh
- Thay đổi kích thước, hình thái hoặc độ cân xứng của hai vú
- Da dầy lên, sưng hoặc chỗ lõm vào trong tuyến vú
- Đỏ hoặc tróc vẩy núm vú hoặc da vú
-  Đau chói đầu vú hoặc trong vú
- Tiết dịch núm vú có máu, xảy ra tự nhiên hoặc đè ép
-  Co kéo núm vú: quẹo, đẩy ra hướng khác, lún vào trong
Đối mặt với khối u ở vú:
Đi khám: Khi phát hiện bất thường ở vú như xuất hiện u cục bất thường… thì các bạn cũng đừng quá sợ hãi. Hãy ra cơ sở y tế gần nhất khám và chữa bệnh kịp thời. Hãy nhớ không bao giờ là quá muộn
Chế độ dinh dưỡng:
- Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, các vi chất dinh dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự do ngăn ngừa căn bệnh ung thư…
Ăn nhiều rau, củ quả giúp phòng ngừa được u vú
- Tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần..
- Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu đường và lipid, nên ăn nhiều rau và hoa quả.
- Tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia…
- Nên ăn thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa ở mức độ cao nhất như: Táo, quả bơ, việt quất, bông cải xanh, quế, sôcôla đen, đậu, đậu lăng, mù tạt, cam, rau oregano, trái mâm xôi, bắp cải đỏ, quả óc chó.
- Nên ăn củ cải đường, hạt chia, bí ngô, nước trái cây…


Những dấu hiệu nhận biết vô sinh hiếm muộn ở nữ

Ngày nay chứng vô sinh – hiếm muộn là nỗi lo của hầu hết các chị em, có chị em các dấu hiệu báo trước nhưng cũng có chị em chỉ sau đi khám benh phu nu mới phát hiện. Có thể nhìn thấy dấu hiệu của căn bệnh này từ khá sớm ở một số phụ nữ , ở một số khác lại khó có thể nhận ra dấu hiệu bệnh . Tuy nhiên, khi gặp phải một, hai dấu hiệu nào đó tương tự cũng chưa chắc bạn đang mắc chứng vô sinh – hiếm muộn đâu. Tất cả còn chờ vào những chẩn đoán, xét nghiệm hoặc chờ vào thời gian để xác định bệnh một cách chính xác hơn. Dưới đây, là một số những dấu hiệu chủ yếu của vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới:

Ảnh minh họa

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): là tác nhân khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều lượng insulin và các hoóc môn nam, gây ra sự trượt giảm số hoóc môn nữ, estrogen cần thiết để kích thích trứng chín và thụ tinh được. Hệ quả là những quả trứng không thể chín sẽ biến thành những nang nhỏ gọi là u nang. Và chính những u nang đó đóng vai trò “tín hiệu” thông báo khả năng vô sinh – hiếm muộn ở bạn là rất cao.
- Sự mất cân bằng về hoóc môn: gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng của người phụ nữ. Ở nữ giới, sự mất cân bằng nói trên biểu hiện ở sự tăng cường kích thích tố nam (hoóc môn nam). Đây cũng được nhìn nhận là dấu hiệu ban đầu của chứng vô sinh – hiếm muộn.
- Những khiếm khuyết thuộc về cấu trúc: có thể là buồng trứng của người phụ nữ bị xoắn, xuất hiện u nangbuong trung hoặc buồng trứng nằm sai vị trí… lúc này, khả năng tinh trùng của đối tác đến gặp trứng và thụ tinh được là rất khó. Vô sinh – hiếm muộn dễ xảy ra.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: là một trong những dấu hiệu điển hình nhất mà bạn cần phải chú ý bởi nó có thể bắt đầu cho nhiều căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hay lạc nội mạc tử cung… đồng thời tác động xấu tới các cơ quan tái sản xuất của cơ thể, đưa đường cho bạn tới chứng vô sinh – hiếm muộn.
- Chỉ số BMI không ổn định: đôi khi, việc bạn quá gầy hoặc quá béo sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của bạn. Điều này được lý giải là phụ nữ “thiếu cân” thường không đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi trong suốt quá trình mang thai; còn với những người “thừa cân”, ngay trong cơ thể họ đã diễn ra sự mất cân bằng đáng kể về số lượng hoóc môn, gây nên hiện tượng thiếu estrogen để sản sinh ra những quả trứng “tốt” phục vụ sinh sản.
- Sẩy thai: nếu thai nhi của bạn bị sẩy khi chưa đầy 140 ngày kể từ thời điểm thụ thai, gọi là hiện tượng sẩy thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gần 30% phụ nữ từng bị sẩy thai hoặc sẩy thai liên tiếp 3 lần có khả năng bị vô sinh – hiếm muộn.
- Các dấu hiệu khác: chẳng hạn như mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, chứng hẹp cổ tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục… cũng giúp bạn nhận biết mình có thể mắc chứng vô sinh – hiếm muộn hay không. Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như: vấn đề nội tiết tố, hành vi bất thường của từng cá nhân khi quan hệ tình dục, sang chấn tinh thần, lãnh cảm, suy dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, hút thuốc, uống rượu nhiều hay tình trạng sức khỏe hiện tại chính là những dấu hiệu gián tiếp ảnh hưởng tới việc mang thai của bạn. Ngay từ khi bước sang tuổi dậy thì bạn nên đi khám phụ khóa định kì để có một sức khỏe tốt, tương lai chào đón những đứa con thông minh khỏe mạnh nhé.


Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Biến chứng u xơ tử cung

U xơ tử cung là benh phu nu rất dễ mắc phải nhưng bệnh thuộc bệnh lành tính. Nhưng cũng có một số biến chứng chúng ta cần phải biết như sau:

Biến chứng u xơ tử cung

1. U xơ tử cung ra máu: ra máu nhiều có thể dẫn đến thiếu máu, thiết sắt
2. Biến chứng cơ học: Khối u xơ to phát triển vào ổ bụng, biến dạng bụng, sờ thấy u lên đến trên rốn, đều, tròn, giới hạn rất rõ ở cao và hai bên, chạy xuống thấp ra sau khớp vệ, thăm âm đạo thấy khối này dính liền vào cổ tử cung, khối u chắc và cổ tử cug thường bị kéo lên cao.
3. Xoắn u xơ có cuống: Có thể là xoắn cấp tính biểu hiện bằng đau bụng đột ngột, kèm theo nôn, mạch nhanh, không sốt. Thăm âm đao ấn vào tử cung rất đau hay đau ở cạnh tử cung
4.  Xoắn từ từ: Biểu hiện bằng thỉnh thoảng lại có cơn đau
5. Chảy máu trong phúc mạc: Hiếm gặp do vỡ một tĩnh mạch to ở bề mặt khối u. Khi đó có bệnh cảnh của chảy máu trong.
6. Chèn ép, khối u phát triển trong tiểu khung, chèn ép niệu quản.
7. Đau bàng quang, đái dắt là do u xơ phát triển ở mặt trước đẩy thân và cổ tử cung ra sau. U xơ chèn vào bàng quang .
8. Rối loạn đại tiện: Theo kiểu nặng bụng, mót rặn vì u xơ mặt sau chèn vào trực tràng. Các khối u xơ có thể bị kẹp vào túi cùng Douglas làm cho bệnh nhân rất đau và bị bí đái cấp tính.
9. Chèn ép các mạch máu: chèn tĩnh mạch chậu có thể gây phù chi dưới

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết và định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh phụ khoa. Bệnh phụ khoa phổ biến tới 90% phụ nữ vì thế không nên coi thường để dẫn đến những biến chứng đáng tiếc. 

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Câu chuyện về bệnh hiếm

Infographic - Bệnh Hiếm và những điều cần biết

Có thuốc nào chữa khỏi thoái hóa khớp không?

Thoai hoa khop là tình trạng lão hóa (già) của khớp. Ở đầu xương bao giờ cũng có một lớp sụn, lớp sụn này giúp cho khớp trơn tru, dễ dàng trong vận động, chịu được sức nén, hoạt động. Lớp sụn này luôn luôn được đổi mới, mòn đến đâu đắp lên đến đấy, hỏng đến đâu phục hồi đến đấy. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… đây chính là tình trạng mà ta gọi là thoái hóa.


Thoái hóa khớp. (Ảnh minh họa)
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa nhưng chủ yếu là sự lão hóa của cơ thể (sau tuổi 50 con người đã có những biểu hiện của sự lão hóa). Mức độ lão hóa khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể và điều kiện sống của cá thể đó. Thực tế thoái hóa khớp thường biểu hiện ở 3 vị trí: cột sống, khớp gối( dau khop goi ) và khớp háng.
Để điều trị thoái hóa khớp người ta sử dụng phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm ngải cứu, đắp bùn nóng…
Các thuốc thường dùng trong điều trị thoái hoá khớp:
- Thuốc giảm đau, chống viêm (paracetamol, aspirin, meloxicam, diclofenac): Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm từ nhẹ đến nặng (các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời).  Nói chung nên hạn chế dùng kéo dài vì những tác dụng không mong muốn của thuốc như loét dạ dày – tá tràng…
- Thuốc bổ sung chất nhày cho khớp: sử dụng những chế phẩm có cấu trúc phân tử gần giống như dịch khớp tiêm vào ổ khớp. Chỉ tiêm khi có hiện tượng  đau, khô khớp, khó vận động và thường tiêm vào khớp gối.
- Thuốc dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin sulfat có tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức chế các men phá hủy sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Các thuốc bôi, xoa ngoài: tùy theo thành phần hoạt chất trong đó có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giãn cơ.
- Các thuốc bổ: các thuốc bổ gân, bổ xương…

Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với vật lý trị liệu và các liệu pháp vận động khác. Khi khớp bị tổn thương quá nặng, mất khả năng vận động phải thay khớp. Tuyệt đối không được tăng cân, tránh các động tác có hại cho khớp và chỉnh các dị dạng bất thường của chân.

Thiếu chất có gây ra thoái hóa khớp?

Chào bác sĩ, Bác sĩ cho tôi hỏi có phải do thiếu chất sinh ra thoái hóa khớp không? Khớp gối tôi khi đứng lên ngồi xuống nghe rốp rốp và hay bị dau khop goi. Bệnh này không được tắm nước lạnh phải không, có tập thể dục được không, và có cần bổ sung chất gì không bác sĩ? Hai  loại thuốc CALVIT-D và GLUCOFLEX 500mg có phải trị khớp không? Uống lâu dài có hại gì cho các bộ phận khác trong cơ thể không, và có ảnh hưởng tới việc có con không ạ?  (Trần Thanh Mai – Hà Đông)


Trả lời của bác sĩ:
- Về bệnh thoai hoa khop nói chung hay khớp gối nói riêng là tình trạng hư hại mặt sụn khớp có thể do chấn thương, do bệnh về khớp như gut, viêm nhiễm trùng hoặc do tuổi. Tổn thương gồm hư sụn khớp, viêm hoạt mạc gối gây tăng tiết dịch làm gối sưng, tăng tiết các men làm tiếp tục hư hại sụn khớp, cơ thể phản ứng gây mọc gai xương, biến dạng trục khớp.
Ngoại trừ thoái hóa có nguyên nhân rõ ràng, còn lại thoái hóa do tuổi người ta vẫn chưa biết tại sao. Chưa có kết luận nào về việc thiếu chất gì có thể gây thoái hóa khớp. Việc đứng lên ngồi xuống gối kêu rốp rốp và gây đau cũng có thể là tình trạng thoái hóa khớp nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác như bán trật xương bánh chè. Tùy thuộc vào lúc khám, tuổi, diễn tiến bệnh mà chẩn đoán cũng như còn phải dựa vào các xét nghiệm về hình ảnh nữa.

Hai thuốc bạn nêu tên 1 là canxi và 1 là glucosamine được xem như giúp tái tạo sụn khớp bị hư nhưng hiệu quả thì rất tiếc là không được như ý. Hai loại này được khuyên là muốn có tác dụng thì phải dùng lâu dài, tác dụng phụ không đáng kể trừ người bị tiểu đường. Thuốc không ảnh hưởng gì tới việc có em bé. Còn về việc tắm nước nóng hay lạnh thì tùy thích ở bạn. Một số nơi có điều trị bệnh nhân đau khớp bằng việc cho tắm nước khoáng nóng. Hiệu quả cũng không có gì rõ ràng. Tuy nhiên vì cũng không có hại gì và đôi khi nước ấm làm dễ chịu các cơn đau nên việc tắm bùn hay nước khoáng cũng có lợi ích nhất định, nhất là khi được đi du lịch cho đỡ stress vì bệnh tật. Về tập thể dụng bạn có thể chơi các môn thể thao hạn chế lực tác động lên gối như bơi, đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe đạp, hít xà… Bạn nên đi khám bệnh luôn để phát hiện sớm còn điều trị kịp thời.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Tại sao bạn bị đau khớp gối?

Khi một chi tiết nào đó ở vùng gối của bạn có vấn đề nó sẽ lên tiếng ngay lập tức bằng việc gây đau khớp. Một số nguyên nhân gây dau khop goi có thể là do bạn bị chấn thương như giãn dây chằng, rách gân, rách sụn hay do bệnh lý về khớp gối mà bạn đang mắc phải như thoái hóa khớp, viêm khớp gối… Vậy đau khớp gối là do đâu chúng ta thử tìm hiểu xem:


1. Các chấn thương ở dây chằng: Dây chằng của bạn có thể bị giãn hoặc bị rách khiến đầu gối của bạn kêu đau, không thể tự phục hồi được, còn các vết rách dây chằng có thể phục hồi được nhưng khá chậm và nó có thể khiến khớp gối của bạn bị bất động.
2. Các chấn thương ở gân: Các sợi gân giúp bạn cử động khớp gối 1 cách linh hoạt nhưng nếu bạn không khởi động cơ trước khi thực hiện các động tác mạnh đột ngột  thì nó sẽ khiến bạn bị căng gân, rách gân . Nếu cứ làm việc gắng sức lâu ngày với tình trạng này thì càng nhiều tia gân bị rách sẽ dẫn đến viêm gân bánh chè gây sưng và đau khớp gối.
3. Các tổn thương ở sụn: Bạn có thể bị rách sụn hoặc nhuyễn sụn khiến sụn bị mềm đi gây ra các cơn đau khớp gối.

4. Viêm khớp mãn tính: Viêm xương khớp mãn tính là căn bệnh có tình chất thoái hóa và có tính quá trình, khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Những thay đổi của viêm xương khớp mãn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ thể.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Vẩy nến có chữa khỏi được không?

Tôi bị bênh vảy nến hơn 10 năm, đã chạy chữa khắp nơi các loại thuốc Đông - Tây y dược, nhưng bệnh vẫn không hết. Theo như tôi đọc và tìm hiểu về bệnh này thì một phần cũng là do di truyền và bệnh không chữa khỏi được, vậy những người bệnh chúng tôi phải làm sao? Tôi có bôi nhiều loại thuốc và hiện sử dụng thuốc temprosone, nhưng các loại thuốc đều ghi chú chỉ sử dụng không quá bốn tuần, nhưng tôi đã bôi rất lâu. Vậy xin hỏi bác sĩ có ảnh hưởng gì không, nhất là vấn đề con cái. Tôi đang ở độ tuổi sinh đẻ, mới lấy chồng. Cảm ơn bác sĩ. (Ngô Thu Hương, 25 tuổi) 

Hình ảnh bệnh vẩy nến

Bác sĩ tư vấn trả lời: 

Bệnh vảy nến là bệnh chiếm một phần là do yếu tố di truyền, tuy không chữa khỏi hẳn, nhưng có thể kiểm soát được bằng những thuốc bôi, và bệnh có thể thuyên giảm trong thời gian khá lâu nếu như bạn biết cách dùng thuốc, và thật kiên trì chua vay nen, cùng với việc đi khám thường xuyên để bác sĩ tư vấn tránh tình trạng dùng mãi một loại thuốc, chúng sẽ có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Temprosone là thuốc bôi có chứa chất Corticiod không sử dụng kéo dài lâu được, bởi thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên da như: teo da, rạn da, giãn mao mạch... Bạn có thể chọn thuốc bôi mà không có chứa chất Corticiod như: Daivonex (bôi một ngày hai lần) hoặc Daivobet (bôi chỉ một ngày một lần), hoặc mỡ Salicylic 5-10%. Ngoài ra, bạn cần lưu ý, khi bạn muốn có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu khi lựa chọn thuốc bôi, hoặc thuốc uống thích hợp. 

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến ở móng

Bệnh vẩy nến bệnh ngoài da bệnh rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường… Hiện nay, chưa có phương pháp chua vay nen khỏi hẳn, bệnh chỉ có thể chữa tạm thời và hạn chế tái phát cho người bệnh.

Bệnh vẩy nến móng

Biểu hiện của bệnh vảy nến móng:  là một dạng vảy nến thường gặp. Có đến 78% bệnh nhân bị vẩy nến từng bị vảy nến móng. Khi bị vẩy nến ở móng bệnh nhân sẽ bị lõm móng bất thường, có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (nghĩa là móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay và móng chân, Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng.

Cách điều trị vảy nến ở móng: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được áp dụng trong điều trị vảy nến, song chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên dễ gây tâm lý chán nản, bi quan cho bệnh nhân. Không những thế, nhiều loại thuốc còn có các tác dụng phụ tai hại.

Điều trị tại chỗ: Dùng các loại thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng như acid salicylic, AHA, dẫn xuất của retinoid, ure, hắc ín, dầu cade…  Thuốc bôi có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát và có thể nặng hơn, vì vậy nên hạn chế dùng.
Nếu vảy nến ở móng gây thương tổn ở móng tay và móng chân bạn khiến chúng bị sần sùi, lỗ rỗ và xung quanh có mủ…Bạn nên dùng điều trị một số thuốc bong vẩy để bong vẩy. Riêng đối với móng chân, bạn nên dùng dibrosalic và băng bịt lại ở móng sau khi bôi để làm móng giảm dần độ dày. Bạn nên dùng thuốc toàn thân như biotin, bepanthen vì đây là thuốc kích thích móng mọc ra, cải thiện móng.
Để có phương thức chữa trị đúng và kịp thời nhất, cách tốt nhất chúng tôi khuyên bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám để nắm chính xác tình hình bệnh tật đồng thời chữa trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh có thể đẩy lùi trong thời gian dài. Ngoài bệnh vẩy nến ra cũng có rất nhiều bệnh ngoài da dễ mắc phải như bach bien,dị ứng, mụn, lupus ban do...

Bệnh vẩy nến có lây không?

Thưa bác sĩ, bệnh vẩy nến có lây không? Những tiếp xúc thông thường như: ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường với người bị vẩy nến có bị lây bệnh không ạ? Bệnh vẩy nến có thể khỏi hẳn hay người bệnh phải sống chung suốt đời?
( Nguyễn Thị Liên, Nam Định )


Trả lời:

Bệnh vẩy nến không phải là một bệnh nhiễm trùng nên bệnh không lây khi tiếp xúc với người bệnh kể cả ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung bát đũa hoặc nằm cùng giường. Bệnh đến nay chưa điều trị khỏi hoàn toàn, mục tiêu của điều trị bệnh vẩy nến là nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh, thời gian bị bệnh và chiến lược chua vay nen có phù hợp không. Bệnh phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, định kỳ của bản thân người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa. Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các bất thường về sinh hóa, chấn thương tâm lý, thuốc... cũng là các yếu tố gây khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh này không lây lan. Nhưng các yếu tố làm bệnh nặng hơn là nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi trùng, stress, chấn thương tâm lý... Bệnh tuy không lây lan, nhưng một phần bệnh cũng do yếu tố di truyền vì thế mà bố mẹ mắc bệnh vẩy nến đứa con sinh ra cũng rất dễ mắc bệnh.

Bệnh vẩy nến hiện nay được phân thành hai típ: típ 1-có di truyền và típ 2 không di truyền. Do vậy, người bình thường không mang yếu tố di truyền thì không bị vẩy nến. Nhưng những người bị vẩy nến típ 2 (không di truyền) là do trong cuộc sống chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan-chủ quan và gây đột biến gen do vậy vẫn có thể bị vẩy nến. Nhưng họ không mang yếu tố di truyền. Người mang yếu tố di truyền, nếu không có yếu tố khởi động thì bệnh cũng không phát ra, hoặc đã phát bệnh thì cũng không làm trầm trọng bệnh lên. Các yếu tố khởi động gồm: stress, chấn thương da (giã chà xát…), nhiễm khuẩn khu trú (viêm TMH…), do sử dụng một số thuốc (chẹn β, thuốc chống sốt rét, một số kháng sinh (nhóm β-lactam….), một số thức ăn.
Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy. Khi đè lên thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ từ vài cm đến hàng chục cm, có phủ vảy màu trắng đục mà khi cạo ra thì nó rớt vụn giống như sáp đèn cầy. Các thương tổn này được phân bổ đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt. Bệnh không đau, có thể có ngứa với mức độ ít nhiều tùy theo từng người. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây hư móng, đau khớp, biến dạng  khớp, nổi mủ từng vùng hoặc toàn thân và làm cả người bị đỏ da không hồi phục.

Bệnh không lây, nhưng chữa không hết, bệnh tái phát theo từng đợt vì vậy người bệnh phải sống chung với vẩy nến suốt đời. Vì vậy để hạn chế những tổn thương thì người bệnh phải có tinh thần thoải mái và chung sống hòa bình công với việc điều trị thì bệnh sẽ giảm đi đáng kể và không biểu hiện trong thời gian dài. Bệnh nhân phải hiểu được tinh thần sống chung với bệnh, rèn luyện thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất vì người có bệnh thường bị mất đạm qua lượng vảy tróc ra hằng ngày. Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được tự trị lấy.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ

Mất ngủ có thể được gây ra bởi nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau như: căng thẳng, vấn đề tâm thần, môi trường sống, lạm dụng chất kích thích, ma túy, cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút. Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần. Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone. Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi. Chúng ta hãy cùng xem infographic dưới đây về sự nguy hiểm của chứng mất ngủ, sau đó điều chỉnh lại giấc ngủ của mình sao cho phù hợp để có một sức khỏe tốt nhé.
Mất ngủ dẫn đến sự gia tăng của rất nhiều bệnh như: rối loạn nhịp sinh học, trầm cảm, tăng nguy cơ đột quỵ ( trung phong ), tăng nguy cơ cao huyết áp, các bệnh tim mạch....

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ
Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ
Nguồn tham khảo

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

"Ranh" ngôn vui hài chuyện thi cử

Ngày xưa giám thị cũng đi thi 
Cũng quay cũng cop chẳng kém chi
Mà nay giám thị lại trông chặt
Chẳng để em xem một tí gì


Nắng mưa là chuyện của trời
Cúp cua là chuyện ở đời học sinh
Cúp cua đừng cúp một mình
Rủ thêm vài đứa tâm tình cho vui

Hài hước với chùm ảnh muôn kiểu quay cóp thi cử - Ảnh 1

Giams thị nhìn em giám thị cười
Em nhìn giám thị lệ tuôn rơi
Cổng trường đại học cao vời vợi
Đồng ruộng mênh mông đón em về


Học trò ngày nay quậy tới trời
10 thằng đi học 9 thằng chơi
3 thằng đến lớp 2 thằng ngủ
Còn lại thằng kia cũng gật gù

Đột quỵ não rất nguy hiểm

Đột quỵ xảy ra khi một động mạch cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc đột ngột bởi cục máu đông. Hậu quả của hiện tượng này là phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tuỳ thuộc vào diện não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Đó là lý do tại sao việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và xử trí ngay là rất quan trọng.  Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não ( trung phong ) dễ xảy ra ở người cao tuổi. Đặc biệt, vào mùa hè số người bị đột quỵ tăng lên rất nhiều nhất là với những người có sẵn về bệnh tim mạch, cao huyết áp. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao sau bệnh về tim mạch và ung thư. 
Khi đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác hoặc hôn mê, gọi hỏi không biết gì (trường hợp nặng do xuất huyết não nhiều hoặc bị chèn ép làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng một vùng não), đó là những dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Những dấu hiệu nữa là đột ngột tê tay, chân cùng bên hoặc tay chân khó cử động, nói khó, ngọng, phát âm không rõ, một bên mắt nhắm không kín, nhìn đôi, nhìn mờ, nhoè, miệng méo, nhân trung lệch, có thể rối loạn tiểu tiện (tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu). Ngoài ra, có thể gặp một số dấu hiệu khác kèm theo như mất thăng bằng, buồn nôn hoặc nôn. Các triệu chứng này có thể tăng dần lên làm cho bệnh tai bien mach mau nao càng trầm trọng. Nguy cơ tử vong ở những người đột quỵ không phát hiện sớm và không xử trí kịp thời có thể chiếm tỷ lệ rất cao (90%) và một tỷ lệ thấp nếu qua khỏi phải chịu di chứng nặng nề hoặc liệt, mọi sinh hoạt không tự chủ, không nói được, lú lẫn… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các triệu chứng chỉ xảy ra trong vòng vài ba phút rồi trở lại bình thường. Trong trường hợp này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. 

Đột quỵ não


Chúng ta hãy cùng theo dõi video chi tiết về bệnh đột quỵ não, cách cấp cứu cho người bệnh đột quỵ não của các bác sĩ Bệnh viên Bạch Mai. Cùng với các tư vấn sơ cứu cụ thể, tư vấn điều trị, phương pháp chữa bệnh của các bác sĩ chia sẻ thông qua video. Có thể nói dot quy rất nguy hiểm nhưng có thể phòng chống, sống vui khỏe, sống có ích, lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý là những yếu tố tích cực để đẩy lùi các bệnh đặc biệt là đột quỵ não. Phát hiện sớm điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng mà bệnh gây ra.

Hỏi đáp tư vấn điều trị tai biến mạch máu não

Câu hỏi: Bà tôi bị tăng huyết áp độ 2. Bốn tháng gần đây, bà tôi hay đau đầu dữ dội, đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị phình mạch máu não, có thể dẫn tới tai bien mach mau nao.  Sau đó, bà tôi đã phẫu thuật kẹp túi phình và uống thuốc hạ huyết áp kết hợp với Nattospes uống hàng ngày. Hiện tại, bà tôi đã sinh hoạt như bình thường. Xin hỏi bác sĩ,  bà tôi dùng Nattospes lâu dài có được không?
(Lan Anh, Hà Đông)


Ảnh minh họa
Bác sĩ tư vấn trả lời: 

Trả lời: Bà bạn bị phình mạch máu não và đã được phẫu thuật kẹp túi phình - tức là bà của bạn đã giải quyết được một trong những nguyên nhân gây tai bien mach mau nao ( y học cổ truyền gọi căn bệnh này là trung phong ) . Bà bạn cũng đang dùng thuốc hạ huyết áp hằng ngày. Bạn không nói huyết áp của bà bạn bây giờ là bao nhiêu? Mức huyết áp tối ưu nhất là dao động quanh 110/70 mmHg (tùy thể trạng của từng người). Bà bạn cần tiếp tục dùng thuốc để duy trì mức huyết áp ở ngưỡng an toàn và thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý (hạn chế mỡ, ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,…) để ngăn ngừa bệnh dot quy.

Hiện tại, bà bạn đã áp dụng phác đồ uống thuốc hạ huyết áp kết hợp với Nattospes và thấy sức khỏe đã trở về bình thường. Đây là một tín hiệu đáng mừng và bà bạn nên tiếp tục sử dụng. Qua nghiên cứu khoa học tại bệnh viện TƯ Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Bạch Mai,… kết quả đều cho thấy: Nattospes giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện di chứng, ngăn chặn đột quỵ não mà không gây tác dụng phụ. Do đó, bà bạn có thể yên tâm sử dụng Nattospes lâu dài. 

5 dưỡng chất giúp giảm huyết áp cao

Tang huyet ap là một bệnh phổ biến thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi. Huyết áp cao có thể gây lên rất nhiều bệnh như tai biến mạch máu não ( y học cổ truyền gọi là trung phong ), thiếu máu cơ tim, suy tim, đau tim, suy thận, xơ vữa động mạch… Mối liên quan giữa mức độ huyết áp với nguy cơ mắc bệnh tim mạch là liên tục, nhất quán và không phụ thuộc vào các yêú tố nguy cơ. Điều đó có nghĩa là huyết áp của bạn càng cao, nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ và bệnh thận càng cao. Điều đáng mừng là huyết áp có thể kiểm soát được dễ dàng qua thay đổi lối sống bao gồm có chế độ ăn tốt cho tim, hạn chế bia rượu, tránh khói thuốc lá, kiểm soát trọng lượng, có hoạt động thể chất thường xuyên. Bổ sung những dưỡng chất sau có trong các thực phẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn chứng tăng huyết áp, từ đó giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Kali: thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu kali có thể giúp hạ thấp và kiểm soát huyết áp. Nguồn cung cấp kali bao gồm trái cây và rau quả như khoai tây, khoai lang, củ cải đường, rau mùi tây, mơ khô, sô cô la, nhiều loại hạt (đặc biệt là hạnh nhân và hồ trăn), măng, chuối, đu đủ, bơ, đậu nành, cám, hầu hết các loại trái cây, thịt và cá, cải bó xôi, cà chua, chuối, cam và trái cây khô…

Chuối giàu kali

Canxi:  Canxi cần thiết cho quy trình co giãn của cơ tim, do đó giúp nó trở thành dưỡng chất cần thiết để chống tang huyet ap. Sữa ít chất béo, sữa chua, các loại làm từ sữa, rau rền, cải chip, súp lơ xanh, vừng, hạt dẻ, các loại rau lá xanh, hạnh nhân, hạt mè và đậu phụ là những nguồn cung cấp canxi.

Chất béo omega-3: A xít béo omega-3 được cho là giúp giảm huyết áp. Nguồn giàu a xít béo omega-3 là các loại cá béo, trứng, súp lơ trắng, dầu mù tạt, quả óc chó, lúa mì và đậu tương…

Đậu tương giàu chất béo omega-3

Chất xơ: Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp giảm huyết áp. Ăn các loại ngũ cốc, các loại đậu, đậu Hà Lan, đậu nành, trái cây  đu đủ, quả mọng, bí ngô, lúa mạch, quả bơ và rau củ giúp cải thiện hàm lượng chất xơ để giảm huyết áp cao hạn chế các bệnh tim mạch ( suy tim, xơ vữa động mạch, tai bien mach mau nao ).


Magiê: Thiếu hụt magiê dẫn đến hàm lượng thấp canxi và kali trong máu cũng như các thay đổi trong tim và hệ tuần hoàn, do đó cần đưa những thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn uống hằng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, hạt bí ngô, bột cacao,  cải bó xôi, bánh mì, các loại hạt và đậu phụ là những nguồn thực phẩm giàu magiê.