Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Thói quen thường ngày gây tăng huyết áp

Bệnh tang huyet ap có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của bạn. Phần lớn những người bị bệnh thường không biết vì bệnh không có triệu chứng cụ thể, chỉ được phát hiện khi đã bị tai bien mach mau nao, đau tim, đột quỵ, suy thận, tức là đã trễ. Trong khi đó bệnh lại có thể chữa được, nếu được điều trị đúng, và biết kiêng khem kết hợp với uống thuốc bên cạnh đó bệnh nhân cũng phải đo huyết áp thường xuyên nếu biết cách chữa trị thì biến chứng mà bệnh gây ra không có gì là đáng lo ngại.  Thực tế, khả năng mắc cao huyết áp và các chứng bệnh về tim mạch khác của “dân” văn phòng cao hơn 23% so với các nghề nghiệp khác, con số này đối với “dân” làm việc chân tay là 50%.

thoi-quen-thuong-ngay-gay-tang-huyet-ap
ảnh minh họa

Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp của bạn (tăng huyết áp tâm thu gần 7% và huyết áp tâm trương 2%). Từ trước đến nay, có nhiều yếu tố được coi là nguyên nhân gây ra chứng cao huyết áp. Trong đó, đáng chú ý nhất là tình trạng béo phì, thói quen hút thuốc lá, lười vận động cơ thể và bệnh đái đường.

1. Luôn luôn ngồi vắt chéo chân

Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp của bạn (tăng huyết áp tâm thu gần 7% và huyết áp tâm trương 2%).

2. Thói quen uống rượu, bia và hút thuốc lá 

Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích, đặc biệt nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên tới 11 mmHg và huyết áp tâm trương lên 9 mmHg và kéo dài trong 20 - 30 phút. 

Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì uống rượu bia quá mức hoặc nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp, như vậy làm bệnh càng nặng hơn.

3. Ăn chất béo động vật và ăn mặn

Nhiều người khi ăn người  thích chấm thêm nước tương, nước mắm hoặc dùng thực phẩm có nhiều muối như cá muối, trứng muối, dưa cà muối, chao... 

Thói quen ăn mặn đã được hình thành từ khi còn trẻ sẽ có nguy cơ tăng huyết áp khi trưởng thành, đặc biệt đối với người có tiền sử tăng huyết áp từ gia đình.

Hạn chế căn bệnh tăng huyết áp này?

- Nên tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên, không chỉ vào buổi sáng, mà trong suốt cả ngày.

Những vận động nhẹ nhàng sẽ giúp quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể bạn diễn ra “trơn tru” hơn. Không những thế, lượng mỡ bụng của bạn sẽ giảm đi đáng kể đấy.

- Ăn uống điều độ, hạn chế những thức ăn có chứa lipid và cholesterol “thủ phạm” chính của chứng cao huyết áp.

- Không hút thuốc lá, đặc biệt trong môi trường làm việc kín, không khí ít lưu thông.

- Không uống nhiều đồ uống có cồn: “ma men” sẽ giết dần giết mòn hệ thần kinh và tuần hoàn của bạn.

- Tìm cách tăng cao năng suất lao động của bạn thay vì phải dùng đến biện pháp “cùn” nhất là “ngồi lỳ” ở bàn làm việc khi mọi người đã về nhà hết.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các nguy cơ bệnh tật. “Sức khỏe là vàng”, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình, đừng quá tham công tiếc việc. Bạn sẽ không làm được gì với một cơ thể không khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Nên thay khớp gối nhân tạo không?

Hỏi: Tôi năm nay 65 tuổi, tôi bị bệnh thoái hóa khớp gối mạn tính đã hơn 10 năm nay, đi lại rất khó khăn nhất là khi thời tiết thay đổi. Tôi có tìm hiểu qua về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo, tôi muốn hỏi là bệnh của tôi có thể tiến hành thay khớp gối nhân tạo được không? ( Lê Văn Thạo – Hải Phòng )

nen-thay-khop-goi-nhan-tao-khong
ảnh minh họa
Trả lời:
Đau khớp nói chung và dau khop goi nói riêng là một dấu hiệu rất hay gặp trên lâm sàng các bệnh khớp và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Tuy nhiên, đau khớp gối chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối; viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp; viêm tổ chức phần mềm quanh khớp); thoái hóa khớp gối hoặc trong các bệnh u ác tính (u nguyên phát hoặc thứ phát ở xương, tổ chức mềm gần khớp), bệnh mạch máu (hoại vô mạch…).

Ở lứa tuổi trẻ nếu chỉ đau khớp gối đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng viêm khớp (sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối, hoặc có khi sưng khớp gối rất to do tràn dịch khớp) thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân đau do chấn thương (ngã, bước hụt chân, đi guốc dép quá cao, căng kéo khớp gối thô bạo khi tập thể dục…); hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu (ngồi làm việc quá lâu không thay đổi tư thế, đứng quá lâu…). Nếu hiện tượng đau khớp này xảy ra người trên 40-50 tuổi phải nghĩ đến nguyên nhân đau khớp gối do thoái hóa khớp và cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp: vận động liệu pháp, massage, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sự bền vững của sụn khớp. Mặt khác, đau khớp gối ở người cao tuổi cần lưu ý đến tình trạng loãng xương kết hợp với thoái hóa khớp.

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo chỉ được tiến hành cho những bệnh nhân có khớp gối bị tổn thương nặng hoặc sụn bị mòn, hoặc do bệnh lý thấp khớp phá hủy mặt khớp mà điều trị nội khoa không thể khắc phục được.  Người bệnh đau khớp gối khi đi lại và có thể bị cứng khớp gối. Mục đích của việc thay khớp gối là lấy đi khớp bị hư hỏng và thay vào đó khớp nhân tạo. Kết quả của việc thay khớp gối là trả lại chức năng vận động cho người bệnh trong sinh hoạt như lên xuống cầu thang, có thể tập những môn thể thao nhẹ nhàng như đi xe đạp, đi bộ vài km, khiêu vũ. Tuy nhiên, khớp nhân tạo không thể mang lại cho người bệnh những vận động mạnh mẽ như khớp của người bình thường. Mặt khác, trong kỹ thuật thay khớp gối cũng vẫn có những biến chứng xảy ra như nhiễm khuẩn, hoại tử da, bong khớp gối làm cho tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn khi chưa thay. Thời hạn của khớp gối nhân tạo cũng chỉ từ 10-15 năm.


Vì vậy nên thận trọng khi thay cho những người dưới 40 tuổi (trừ những trường hợp bị tổn thương như tai nạn bắt buộc phải có chỉ định thay). Mặt khác, chỉ định thay khớp gối phải cân nhắc ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch nặng, huyết áp không ổn định, bệnh phổi mạn tính, có tiền sử tai biến mạch máu não… Để có được chỉ định tốt nhất, bác nên đi khám bệnh ở các chuyên khoa xương khớp – chấn thương chỉnh hình và nên khám sức khỏe toàn diện để bác sĩ có được chỉ định đúng.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Biến chứng ở mắt do cao huyết áp

 Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp tâm thu là áp lực động mạch đo được khi tim co. Huyết áp tâm trương là áp lực máu đo được khi tim giãn. Bệnh nhân được xem là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg, và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Hiện nay bệnh cao huyết áp đang là mối đe dọa của hầu hết tất cả mọi người, tỉ lệ tang huyet ap ở trẻ nhỏ cũng có, và tỉ lệ tăng huyết áp ở người trẻ tuổi ít hơn so với người cao tuổi. Bệnh cao huyết áp là mỗi đe dọa cao với sức khỏe của mọi người và là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh vẫn còn đnag nghiên cứu nhưng ở những người cao huyết áp được thấy nguyên nhân yếu tố nguy cơ liên quan và gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh là do tuổi tác, béo phì, do di truyền, do căng thẳng kéo dài, do uống rượu bia, hút thuốc lá, và chế độ ăn không hợp lý như là thói quen ăn mặn và ăn các đồ chế biến sẵn…

bien-chung-o-mat-do-cao-huyet-ap
bệnh cao huyết áp (ảnh minh họa)

Bệnh cao huyết áp có những triệu chứng thường diễn biến âm thầm nên nhiều người có những biến chứng bất ngờ phải nhập viện mới biết mình đã bị huyết áp cao kéo dài. Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân chính gây ra tai bien mach mau nao (trung phong ), bệnh về tim mạch,...

Có hai loại cao huyết áp:
- Thứ phát: thường gặp ở bệnh nhân trẻ, chiếm khoảng 10%, do bị thận, nội tiết hoặc dùng thuốc.
- Nguyên phát: chiếm từ 90 – 95%, thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu không điều trị sẽ có nhiều biến chứng ở cơ quan khác như tim, não, thận, mạch máu…

Có nhiều bệnh nhân phát hiện mình bị cao huyết áp từ lâu nhưng do chủ quan không tuân thủ những điều mà bác sĩ căn dặn nên để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm biến chứng điển hình hay thấy là bị suy thận. Kết quả xét nghiệm cho thấy ure máu cao, tăng huyết áp nặng làm xơ cứng tiểu cầu của mạch thận, tình trạng suy thận bắt đầu chuyển sang giai đoạn 3. Thêm vào đó, tăng huyết áp bệnh nhân còn bị biến chứng ở mắt. Tình trạng này diễn biến âm thầm nên rất khó nhận biết, chỉ chẩn đoán được tổn thương ở giai đoạn này bằng cách soi đáy mắt. Cao huyết áp có thể gây tổn thương trên những mạch máu nhỏ ở võng mạc cũng tương tự như những dấu hiệu do đái tháo đường, và đôi khi cũng cần điều trị bằng laser. Ngoài tổn thương mắt, thận, biến chứng điển hình của tăng huyết áp là ở tim, do bị tắc mạch vành. Nếu tắc một phần thường gây các cơn đau thắt ngực, còn nếu tắc hoàn toàn khiến 1 vùng cơ tim bị hoại tử gây nhồi máu cơ tim với triệu chứng điển hình là đau sâu sau xương ức với thời gian trên 20 phút, đau lan dọc bờ trong cánh tay trái. Với người bị huyết áp cao bị xơ vữa các mạch gây biến chứng mạch máu lớn thì thường có các cơn đau cách hồi. Nhiều khi biểu hiện lâm sàng giống nhồi máu cơ tim. Việc chẩn đoán đúng bệnh đã khó, việc điều trị những trường hợp này còn khó khăn hơn.


Có rất nhiều trường hợp bị biến chứng với các triệu chứng ban đầu âm thầm, khó nhận biết nên để phòng tránh cũng như phát hiện sớm, tốt nhất người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, nếu nước tiểu có hiện tượng bất bình thường cũng nên đi xét nghiệm ngay. Nếu đã phát hiện triệu chứng huyết áp cao cần tuyệt đối tuân thủ việc uống thuốc huyết áp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Axit uric giảm nguy cơ tàn tật sau đột quỵ

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu... Nó là sản phẩm của một chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có nhân tế bào, khi vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ chuyển hóa thành axit uric. Đó là nguồn axit uric ngoại sinh, trong đó các loại thực phẩm nội tạng động vật, hải sản... sẽ được chuyển hóa thành axit uric rất nhiều.  Axit uric là một chất thừa trong cơ thể, được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da.

Nồng độ axit uric cao trong máu có thể gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm như benh gut (thống phong), sỏi thận cũng như nguy cơ đái tháo đường và các bệnh tim mạch. Chính vì vậy việc điều trị tang axit uric mau là rất quan trọng với những người đang có nguy cơ tăng axit uric máu và những người bị các căn bệnh do tăng axit uric  máu. 

axit-uric-giam-nguy-co-tan-tat-sau-dot-quy
ảnh minh họa

Nhưng mới đây các nhà khoa học Tây Ban Nha đã khảo sát sự liên quan của nồng độ axit uric máu cao với bệnh  nhân bị đột quỵ. Khảo sát trên 421 bệnh nhân bị đột quỵ và có độ tuổi cao trung bình là 76 tuổi. Người ta chia ra làm 2 nhóm bệnh nhân một bên được dùng axit uric và một bên không sử dụng axit uric trong vòng 4, 5 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng đôt quỵ. Đồng thời, tất cả các bệnh nhân đều được dùng chất kích hoạt mô plasminogen. Sau 90 ngày, gần 40% bệnh nhân đột quỵ trong nhóm được dùng axit uric không bị trục trặc về thần kinh, trong khi nhóm dùng thuốc vờ, chỉ số đó là 33%. Hiệu quả tích cực được ghi nhận ở cả bệnh nhân nam và nữ, cũng như ở những người có nồng độ đường cao trong máu. 

Các nhà khoa học đã tin rằng nồng độ axit uric cao trong thời gian bị bệnh đột quỵ lại giúp cải thiện sức khoẻ bệnh nhân, trước hết là nhờ những thuộc tính chống oxy hoá của những chất ngăn cản sự hình thành các gốc tự do khi lưu thông máu trong não bị trục trặc. Chính vì thế các tác giả của công trình nghiên cứu này đã muốn mở rộng nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa axit uric và bệnh nhân đột quỵ để khẳng định hiệu quả axit uric trong điều trị đột quỵ đối với những bệnh nhân cao tuổi hơn.

9 cách chữa bệnh gut nên làm

Tang axit uric mau là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gut hay trong y học cổ truyền người ta thường gọi là bệnh thống phong, khi cơ thể không kịp để đào thải các axit uric ra khỏi cơ thể dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat ở các ổ dịch khớp làm cho bệnh nhân đau đớn ở các khớp làm cho cuộc sống sinh hoạt vận động gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân phải kết hợp cả ăn kiêng và điều trị cùng với chế độ luyện tập. Bên cạnh đó thì bệnh nhân gut cũng nên tìm hiểu và kết hợp một số bài thuốc được chế biến từ các món ăn, để tăng thêm hiệu quả trong điều trị benh gut. Hãy cùng tìm hiểu 10 món ăn dưới đây xem

 1. Chữa gut bằng lá sakê: Lấy 4 - 5 lá sakê, sắc lấy 2 lít nước sử dụng uống cả ngày. Uống kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ có hiệu quả trông thấy nhưng lưu ý trong thời gian điều trị này nên kiêng tuyệt đối các thực phẩm có nhiều purin như hải sản, các loại thịt giàu đạm và các nội tạng động vật và đặc biệt không được uống rượu bia.  

9-cach-chua-benh-gut-nen-lam1
lá sake

2. Chữa gut bằng khoai tây: Khoai tây 250g, dầu thực vật 30g. Rán khoai tây trong dầu thực vật, rồi trộn với xì dầu, gia vị. Ăn hàng ngày, dùng rất tốt mỗi khi bệnh tái phát.

3. Chữa gut bằng đậu đen: Đậu đen 250g, sao lên cho vàng, cho vào lọ lúc đang còn nóng, đổ 1 ít rượu trắng ngâm trong 1 tuần là dùng được. Mỗi ngày dùng 2 lần, uống 30ml sau bữa ăn.

9-cach-chua-benh-gut-nen-lam2
đậu đen

4. Chữa gut bằng củ cải trắng: Củ cải trắng 250g thái chỉ, dầu thực vật 50g. Củ cải rán qua với dầu rồi thêm 30g bá tử nhân, nước 500ml, đun chín cho thêm gia vị ăn hàng ngày. ngoài ra: Cải trắng 250g, dầu thực vật 20g. Xào ăn hàng ngày, thích hợp ăn trong giai đoạn điều trị củng cố.

5. Chữa gut bằng cà dái dê tím: Cà dái dê tím 250g, thái thành miếng, luộc chín, cho thêm xì dầu, dầu vừng, gia vị, trộn đều, ăn cách nhật.

9-cach-chua-benh-gut-nen-lam3
cà dái dê

6. Chữa gut bằng ớt đỏ, rượu trắng: Ớt chín đỏ 15g, rượu trắng 400ml. Ớt rửa sạch bổ đôi bỏ hạt, cho vào ngâm với rượu trắng trong 2 tuần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12ml sau bữa ăn.

7. Chữa gut bằng gừng tươi, rượu mùi: Gừng tươi 200g, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Gừng rửa sạch thái nhỏ, đập dập tép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun đến khi sôi. Để nguội cho vào chai đậy nút kín. Trước khi đi ngủ uống 30ml.

9-cach-chua-benh-gut-nen-lam4
gừng

8. Chữa gut bằng củ ráy: Củ ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô, (nếu dùng tươi phải ngâm lâu trong nước) sao vàng, lấy khoảng 50g. Quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng lấy 30g. Cho 2 thứ vào bát nước sắc uống. Dùng như vậy liên tục hàng tháng.

9. Chữa gut bằng cải bó xôi, nấm hương: Cải bó xôi 100g, nấ hương 20g, gia vị vừa đủ. Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ, nấm hương rửa sạch, bỏ chân. Cho 2 thứ vào nồi, đổ vừa nước, đun chín, thên gia vị vừa ăn, ăn lúc nóng, ngày 2 lần, ăn trong 5 - 7 ngày.

Trên đây là 9 loại món ăn rất tốt cho bệnh nhân gut ăn uống trong giai đoạn bệnh tật bỏ sung các món ăn này trong bữa ăn hàng ngày kết hợp với điều trị và kiêng ăn các loại thực phẩm không tốt sau một thời gian sẽ có hiệu quả rất cao. 

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Trị bệnh xương khớp từ thảo dược

Tại sao hiện nay lại có rất nhiều bệnh về xương khớp. Nguyên nhân là do con người lười vận động chỉ nghĩ đến hưởng thụ ăn nhưng không luyện tập, cơ thể béo lên cũng là lúc xương khớp yếu đi, dần dần thành thói quen khiến cho các khớp yếu đi chỉ một va chạm nhỏ cũng khiến chúng ta đau khớp, bệnh cũng do chấn thương, và có phần nhiều là do tuổi tác khi tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh về khớp càng cao. Và có rất nhiều bệnh xương khớp mà chúng ta dễ mắc phải như: dau khop goi, đau khớp háng, khớp bàn tay, đau lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gut, đau vai gáy... Viêm khớp sẽ khiến chúng ta mệt mỏi , căng thẳng bởi những cơn đau hành hạ mình, rất khó chịu. Vì thế việc tìm ra được những thảo dược để hạn chế các cơn đau này là rất cần thiết cho bệnh nhân. 

Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Vì vậy, khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp, từ đó khiến bạn bị đau. Điều trị bệnh viêm khớp đang còn là một quá trình dài, những thảo dược dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào các cơn đau;

tri-benh-xuong-khop-tu-thao-duoc
nghệ có dặc tính chông viêm

Nghệ: nghệ có đặc tình là chống viêm vì thế các chuyên gia y tế khuyên nên dùng nghệ để điều trị bệnh viêm khớp. Hiện nay rễ cây nghệ đã được các nhà khoa học sử dụng để làm thuốc chữa bệnh viêm khớp. Nếu bạn không thích uống thuốc, thì việc sử dụng nghệ trong những bữa ăn hàng ngày cùng là cách hiệu quả để hạn chế những cơn đau do viêm xương khớp gây ra. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại thảo dược này nó có thể gây ra hiện tượng như rối loạn dạ dày hay làm trầm trọng hơn các vết loét. Đặc biết khi bạn đang có vấn đề liên quan đến túi mật thì tốt nhất không nên sử dụng loại thảo dược này, vì chúng có thể gây ra tình trạng xấu.

Cây tầm ma:  Cây tầm ma là loại thảo dược thường xuyên được sử dụng để trị bệnh viêm khớp. Nước chiết xuất từ cây tầm ma có tác dụng giảm đau do viêm khớp xương gây ra. Hiện nay, trên thị trường cây tầm ma được triết xuất ở dạng nước và dạng mỡ, vì vậy việc sử dụng nó rất dễ dàng. Trong một số trường hợp, việc sử dụng cây tầm ma có thể sẽ gây ra tác dụng phụ nhẹ như phát ban ở một số người.

tri-benh-xuong-khop-tu-thao-duoc
gừng có tác dụng giảm đau

Gừng:  Các chuyên gia y tế cho biết gừng có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm các cơn đau, vì vậy nó cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn loại bỏ các cơn đau của chứng viêm xương khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gừng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. 

Trên đây là những thảo dược đặc biệt tốt trong việc điều trị bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng sao cho đúng với tình trạng bệnh của mình đòi hỏi phải có ý kiến của các chuyên gia. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng để đem lại hiệu quả cao bạn nhé.

Xoa dịu đau khớp nhờ các thực phẩm

Đau khớp đang dần phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng với những người cao tuổi thì do thoái hóa khớp do ngày trẻ không cẩn thận trong việc giữ gìn cơ thể các khớp xương, tiêu biểu dễ gặp phải là dau khop goi còn với tuổi trẻ thì có thể do chấn thương gây ra. Những cơn đau khớp sẽ hành hạ người bệnh, đau nhức khó chịu khiến bệnh nhân khó có thể chung sống được với chúng, và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên chỉ cần giữ tinh thần thoải mái chung sống hòa bình với bệnh cộng thêm chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập xương khớp theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh tình không còn là vấn đề nữa. Chúng ta cùng điểm danh các thực phẩm đấy xem nào nhé:

xoa-diu-dau-khop-nho-cac-thuc-pham
ảnh minh họa

Những cơn dau khop sẽ nhẹ đi nếu bạn có chế độ ăn uống phù hợp. Thứ nhất chúng ta hãy ưu tiên các thực phẩm có chứa những thành phần sau đây:

Omega 3

rất tốt cho sức khỏe và tốt cho các bệnh xương khớp. Là chất béo có lợi cho tim mạch và cũng có tác dụng kích thích máu lưu thông hiệu quả. Đặc biệt omega 3 sẽ tham gia tích cực vào quá trình hạn chống lại tình trạng viêm nhiễm trong đó có chứng viêm khớp. Đáng tiếc là cơ thể không có khả năng tự tổng hợp loại chất béo này mà phải thông qua các loại thực phẩm bên ngoài. Loại chất béo này có thể tìm thấy trong mỡ cá, thịt cá hoặc viên nang dầu cá.

Vitamin C

Đóng vai trò sản sinh là sụn và chất nhờn để bôi trơn các khớp, vì thế nó cũng là “người bạn” với những bệnh nhân mắc viêm khớp.  Một nghiên cứu do các chuyên gia người Canada thực hiện với sự tham gia của 1317 nam giới đã cho thấy rằng những người có thói quen bổ sung 1500 miligram vitamin C mỗi ngày thì sẽ cắt giảm được 45% nguy cơ bệnh gút – một dạng của chứng viêm khớp so với những người chỉ dùng khoảng 250 miligram vitamin C/ngày. Vitamin C rất dễ kiếm tìm vì  nó “hiện diện” nhiều trong các loại rau, củ, quả đặc biệt là loại trái cây thuộc họ nhà cam quýt, ổi, dâu tây, bông cải xanh….

Gừng

Là loại gia vị cay nóng có chứa những hợp chất hóa học tương tự như thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau. Ngoài ra gừng còn có tính nóng nên giúp “thông tắc” các mạch máu, lượng máu được đưa đến mọi ngõ ngách trong cơ thể không loại trừ các khớp xương sẽ giúp cho những cơn đau khớp không có cơ hội hoành hành. Bổ sung gừng vào các món ăn để bảo vệ khớp và ủ ấm cơ thể trong những ngày đông. Ngoài ra, còn có thể dùng gừng để ngâm rượu, xoa bóp cho vùng khớp cũng rất hiệu quả.  

Hành

Là loại gia vị dậy mùi món ăn nhưng lại có chứa thành phần quercetin – một chất chống oxy hóa làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Hiệu quả của hành với sức khỏe giống như hiệu quả của thuốc aspirin và thuốc giảm đau ibuprofen.

Trà xanh

Nghiên cứu chỉ ra rằng các thành phần chất chống oxy hóa có trong trà xanh có tác dụng xoa dịu những cơn đau khớp. Một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc trường đại học Michigan thực hiện cho thấy chất EGCG có trong trà xanh sẽ giúp bạn quên đi cảm giác viêm đau khớp. Vì thế mỗi ngày uống 3 – 4 tách trà là cách để phòng ngừa chứng viêm khớp viếng thăm.

Từ bỏ đồ ngọt

Các chuyên gia chỉ ra rằng đường là nguyên nhân gây viêm nhiễm, hơn thế nữa đường còn chứa nhiều calo, dẫn đến tình trạng tăng cân, tăng sức ép đối với khớp, gây nên những bệnh liên quan đến khớp. Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn uống, học cách thay thế đường nhận tạo bằng những loại đường trong hoa quả, tức là bạn đang chăm sóc cho các khớp xương của mình.

Hạn chế ăn hải sản và thịt

Trong thành phần của hải sản và thịt có chứa lượng axit uric lớn có thể gây nên tình trạng “kết tinh” ở khớp là một bất lợi cho những người dễ có nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra thành phần purine là một thành phần phổ biến trong hải sản, thịt, thực phẩm giàu chất béo và bia khi được thu nạp vào cơ thể sẽ tạo thành axit uric. Thế nên hạn chế ăn thịt gia súc, ít ăn những đồ ăn hải sản nhiều đạm như cua, ghẹ,…sẽ giúp bạn tránh xa các chứng bệnh viêm khớp và chứng bệnh khớp.

Ngoài ra mỗi bệnh nhân nên kiểm soát cân nặng của mình, giữ cân ở mức vừa phải tránh tăng cân và béo phì vì nó ảnh hưởng không tốt đến các khớp xương. Chính vì vậy mà phải hạn chế ăn các thực phẩm chất béo, đường cùng với đó là phải có chế độ luyện tập riêng để giúp cơ thể khỏe mạnh.