Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Tăng Axit Uric Máu Là Do Đâu Và Hậu Quả Của Nó

Tang axit uric mau là do rối loạn chuyển hóa purin thường hay gặp nhất là ở người cao tuổi và người những người trưởng thành. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các axit nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được đào thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu.

Hai quá trình tạo ra axit uric và đào thải axit uric luôn được cân bằng ở những người có cơ thể khỏe mạnh bình thường. Khi quá chuyển hóa nhân purin bị rối loạn sẽ gây lên tăng axit uric trong máu về nguyên nhân gây tăng axit uric trong máu thì có nguyên nhân chủ yếu là do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin lâu ngày tích tụ khiến cho cơ thể không đào thải hết sẽ làm tăng axit uric trong máu đây chính là nguyên nhân chính gây ra benh gut ( y học cổ truyền gọi là thống phong). Thường những người cao tuổi và là nam giới hay mắc bệnh gut hơn so với  những người trẻ tuổi và phụ nữ. Nguyên nhân cũng bởi họ ăn thực phẩm có quá nhiểu chất purin như nội tạng thịt đỏ, hải sản công thêm việc uống rượu bia nhiều.

Tăng axit uric máu dẫn đến bệnh gut

Khi cả 2 hiện tượng xảy ra song song cùng một lúc là hiện tượng: tăng thu nhận purin và giảm bài xuất axit uric thì ở trong máu của bạn đã có hiện tượng tăng axit uric trong máu. Có 2 yếu tố thuận lợi dẫn đến điều này:
1. Một là do di truyền, ở những đối tượng có thể tạng dễ bị rối loạn chức năng phóng thích axit  uric qua đường tiểu do có các bất thường về enzym chuyển hóa (chiếm tỷ lệ khoảng 1%).
2. Hai là do môi trường, phổ biến nhất là việc ăn, uống quá nhiều chất đạm có nhân purin có trong cơ thể động vật (thịt thú rừng, da gà, lòng, giò heo, nạm bò, tim, gan, thận, não..), hải, thủy sản (lươn, cá mòi, cá nục) hoặc uống nhiều bia, rượu (trừ rượu vang). Yếu tố này chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%).

Thực chất thì nhân purin có trong các loại thực phẩm không trực tiếp gây hại mà chỉ trở thành độc chất khi chúng đi cùng với mỡ động vật, bởi vì chất béo làm cản trở bài xuất axít béo. Hai yếu tố làm giảm sự bài xuất acid uric – đó là uống ít nước (không đủ 1,5 lít/ngày) và nhịn tiểu (với nhiều lý do khác nhau). Hai yếu tố này thường gặp ở người cao tuổi vì họ lười hoặc ngại uống nước do lo sợ đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, gây mất ngủ  và cũng vì vậy, họ thường nhịn tiểu. Càng nhịn tiểu, càng uống ít nước thì axit  uric máu càng tăng. Do đó, một số người dù không ăn các loại thực phẩm chứa purin nhưng vẫn có chứng tăng axit  uric máu.

Ngoài ra, ở một số người có chỉ số axit uric máu tăng nhưng chưa rõ nguyên nhân như người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh cường chức năng tuyến cận giáp hoặc có một số thuốc làm tăng axit uric máu (cyclosporin, pyrazinamid, ethambutol, liều thấp aspirin) hoặc ở người bị bệnh thận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét